Mẹ đói thai nhi có đói không? Thực tế là chế độ dinh dưỡng của mẹ và sự phát triển của thai nhi luôn luôn có liên quan đến nhau. Khi mẹ bị đói thì tức là em bé cũng đang cảm thấy đói đấy.
Nội dung bài viết:
- Mẹ bầu đói thì thai nhi có đói không?
- Dấu hiệu thai nhi đang đói
- Dinh dưỡng cho mẹ bầu
Mẹ đói thai nhi có đói không?
Câu trả lời là có. Luôn có sự liên hệ chặt chẽ giữa chế độ dinh dưỡng mẹ mang thai và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Sau khoảng 3 tháng của thai kỳ, bước vào giai đoạn giữa, mẹ bầu sẽ cảm nhận các cơn đói thường xuyên.
Nguyên nhân chủ yếu nhất là do thai nhi dần lớn lên. Điều này đồng nghĩa với việc các chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ không đủ cung cấp để nuôi lớn bé. Mẹ bầu cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng, mà chủ yếu là qua con đường ăn uống. Đặc biệt, cơ thể khi mang thai có sự chuyển hóa nhanh chóng, nên các mẹ bầu luôn cảm thấy cảm thấy nhanh đói dù vừa ăn xong. Đúng như dân gian có câu “ăn cho 2 người”, có thể mẹ sẽ hốt hoảng với khẩu phần ăn của mình, nhưng đừng lo lắng. Khi mẹ cảm thấy đói, tức là bé cũng đang đòi ăn đấy.
Mẹ bầu đói bụng có ảnh hưởng đến thai nhi? Một số mẹ bầu vì để giữ dáng, sợ lên quá nhiều cân, sợ thai nhi tiềm ẩn nguy cơ béo phì mà không dám ăn nhiều. Đây là quan niệm sai lầm và gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng vào cơ thể thì bé không thể phát triển toàn diện được. Mẹ bầu ăn kiêng có thể dẫn đến thiếu máu, thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh, sinh non, cân nặng lúc sinh thấp.
Mẹ đừng ăn kiêng trong thai kỳ nhé! (Nguồn ảnh: iStock)
Bạn có thể chưa biết:
Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? Cho bé tăng cân mẹ không sợ mập
Dấu hiệu thai nhi đói và đòi ăn
Khi mẹ sợ ăn quá nhiều có thể gây chướng bụng và thai phát triển quá nhanh thì vẫn có dấu hiệu để nhận biết thai nhi đang thực sự cần nạp dinh dưỡng như sau:
- Mẹ bầu chóng mặt hoa mắt. Cơn đói kèm theo việc thường hay choáng váng có thể là dấu hiệu cơ thể mẹ bầu đang thiếu dưỡng chất quan trọng như sắt, can-xi. Mẹ bầu bị đói có ảnh hưởng đến thai nhi – Khi mẹ bị suy nhược do thiếu hụt dinh dưỡng, chắc chắn thai nhi cũng đang cảm thấy rất đói bụng. Muốn tốt cho con và thai kỳ, mẹ bầu hãy chăm ăn các món giàu sắt như thịt bò, trứng, sữa, cá, đậu, rau xanh…
- Thai trườn xuống bụng dưới. Khi thai nhi đói bụng, bé đã có thể có những hành động thể hiện cơn đói và đòi được nạp dinh dưỡng. Trườn xuống bụng dưới là một trong số đó. Nếu mẹ bầu cảm thấy nặng nề, trĩu bụng dưới thì hãy bổ sung một ly sữa, trái cây hoặc một ít bánh ăn ngũ cốc ăn nhẹ.
- Đạp mạnh và liên tục. Từ tháng 5- 6, thai nhi đã bắt đầu hoạt động mạnh mẽ, đạp liên tục vào bụng mẹ để truyền đạt thông tin. Khi bé đói bụng, cũng sẽ đạp với tần suất nhiều hơn bình thường. Nên để sẵn những đồ ăn vặt nhẹ, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để kịp thời xoa dịu thai nhi.
Khi thai nhi đói, mẹ bầu sẽ bị hoa mắt chóng mặt (Nguồn ảnh: iStock)
Bạn có thể chưa biết:
Có bầu ăn gì tốt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ?
Dinh dưỡng cho mẹ bầu để thai nhi không đói
Một chế độ ăn uống hợp lý là điều vô cùng cần thiết đối với phụ nữ mang thai và em bé:
- Trước tiên là phải đảm bảo đầy đủ thực đơn cho mẹ bầu với rau xanh, chất đạm, trái cây, chất béo tốt. Các mẹ bầu nên ăn những thực phẩm bổ dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo, hạt óc chó, hạnh nhân, hoa quả khô, giúp no lâu và duy trì đường huyết ổn định.
- Nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần trong ngày. Có thể có thêm bữa phụ như hạt, yogurt, trái cây để duy trì cung cấp cho thai nhi. Tuy nhiên tránh ăn quá nhiều, vừa không tốt cho dạ dày vừa có thể gây nhiều bệnh về dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn nhiều chất xơ giúp mẹ bầu no lâu, hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Đồng thời dưỡng chất cũng được hấp thụ đầy đủ hơn.
- Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ngọt, chất kích thích, đồ ăn dầu mỡ, chiên rán. Vì không chỉ gây khó tiêu, ảnh hưởng cơ thể mẹ bầu mà còn có thể gián tiếp tạo những thói quen hấp thụ không tốt cho thai. Dẫn đến nguy cơ tiểu đường, béo phì sơ sinh.
Hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đủ chất để thai khỏe (Nguồn ảnh: iStock)
Nguyên tắc dinh dưỡng trong thai kỳ
Mẹ bầu cần tăng trung bình khoảng từ 9 – 12 kg trong cả thai kỳ, 3 tháng đầu nên tăng từ 300 gram đến 1 kg, sau đó trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 thì mỗi tuần mẹ cần tăng khoảng 300 gram.
PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng – Trưởng khoa Phụ sản, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội lưu ý về những nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ bầu:
- Cân đối 4 nhóm chất: Bột đường; Đạm; Béo; Vitamin khoáng chất
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất: Đó là Acid Folic, Canxi, Vitamin D, Protein, Sắt
- Kết hợp vận động và dinh dưỡng
Kết
Mang thai là quá trình quan trọng, trong đó dinh dưỡng có thể được xem là quan trọng nhất. Mẹ nên chú ý bổ sung thêm cả chất và lượng trong chế độ ăn uống, để bé có đủ dưỡng chất phục vụ cho quá trình hình thành và phát triển, đồng thời mẹ cũng có thêm năng lượng trong suốt hành trình bầu bí. Dù vậy mẹ cũng không nên có tâm lý “ăn cho 2 người” mà chỉ cần chú trọng nâng cao hàm lượng dinh dưỡng dung nạp qua thực phẩm, bổ sung đủ nước cho cơ thể và đừng quên vận động hợp lý để luôn khỏe khoắn suốt thai kỳ. Mẹ bầu nên chú ý việc ăn uống và thực đơn ăn vì cả em bé trong bụng, để không phải thắc mắc mẹ đói thai nhi có đói không nữa.
Nguồn thông tin: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU TRONG 9 THÁNG MANG THAI – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!