Bầu uống bia được không? Mẹ không nên uống bia khi mang thai vì sẽ khiến thai nhi hấp thụ cồn, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và nguy cơ gây dị tật thai nhi.
Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Thắc mắc xoay quanh việc uống bia
- Bà bầu uống bia được không?
- Ý kiến của bác sĩ về việc mẹ bầu có nên uống bia
- Bà bầu uống bia gây ra những hậu quả gì?
- 1 số loại đồ uống khác mẹ cần kiêng cữ trong thai kỳ
Thắc mắc xoay quanh việc uống bia
“Phụ nữ có bầu có được uống bia không? Nếu có thì uống như thế nào cho hợp lý?”
Theo Ông Trần Quốc Bảo – Trưởng phòng kiểm soát bệnh không lây nhiễm (Cục Y tế dự phòng):
“Phụ nữ có bầu tốt nhất không nên uống bia, vì trong thành phần của bia có chất cồn, nó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bào thai.
“Có hay không việc uống bia mỗi ngày một cốc sẽ giúp da dẻ mịn màng, hồng hào?”
Theo ông Bảo, không có bằng chứng nào cho thấy uống rượu bia sẽ giúp da dẻ mịn màng, hồng hào. Theo Tổ chức Y tế thế giới, uống rượu bia ở mức độ nào cũng có thể là nguy cơ đối với sức khỏe. Tất cả mọi người nên hạn chế uống rượu bia ở mức nguy cơ thấp. Nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới không nên uống quá một đơn vị cồn trong một ngày.
Nhiều người tin rằng bà bầu uống bia sẽ sinh con da trắng (Nguồn ảnh: iStock)
Bà bầu có nên uống bia không? Bia không dành cho mẹ bầu vì lúc này bất kể hình thức vận động, ăn uống… nào của mẹ cũng trực tiếp hay gián tiếp tác động đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì thế cần luôn cẩn trọng, cân nhắc.
Có rất nhiều những nghiên cứu chỉ ra tác hại của việc bà bầu dùng bia rượu, chất kích thích gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Khi mang thai, cơ thể bà bầu sẽ có những biến đổi và những gì mẹ ăn hay uống không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.
Chất cồn trong đồ uống theo nhau thai đi vào máu bé gần bằng lượng cồn trong cơ thể người mẹ, nhưng thai nhi phải mất gấp đôi thời gian để thải những đồ uống này ra ngoài cơ thể.
Vì thế trong lần khám thai đầu tiên, hầu hết các bác sĩ sản khoa sẽ đều khuyên mẹ bầu trong thai kỳ không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn, ngay cả khi nồng độ cồn trong đồ uống là rất thấp như bia.
Bạn có thể chưa biết:
4 quan điểm sai lầm trong ăn uống khi mang bầu
Mẹ đừng nên uống bia trong thai kỳ (Nguồn ảnh: iStock)
Bà bầu uống bia gây ra những hậu quả gì?
Bé cũng hấp thụ lượng cồn từ bia rượu mẹ dùng
- Trước hết, khi mẹ bầu uống bia, chất cồn sẽ đi vào máu làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng người mẹ và tác động lên bào thai đang sinh trưởng.
- Chất cồn từ bia đi theo nhau thai đi vào cơ thể bé sẽ gần bằng lượng cồn trong người mẹ, nhưng thật tệ là bé sẽ phải tốn gấp đôi thời gian để thải lượng cồn này ra khỏi cơ thể.
Bầu uống bia được không? Nếu bạn không quen uống bia hay nhớ lại cảm giác lần đầu uống bia, bạn cũng có thể suy diễn ra cảm nhận của bé trong tình trạng phải hấp thụ lượng cồn từ mẹ, nó còn có thể tệ hơn thế.
Khiến thai nhi hấp thụ dinh dưỡng kém
Rượu bia sẽ làm giảm lượng máu lưu thông giữa mẹ và thai nhi, chính vì thế trẻ sẽ không thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng khí cũng như chất dinh dưỡng cần thiết, dễ bị non yếu và không phát triển mạnh.
Nguy cơ gây dị tật bẩm sinh từ bia rượu
- Một số nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy rằng chất cồn có thể liên quan đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi cả về mặt hình thái lẫn vận động, mẹ bầu uống càng nhiều thì thai nhi sẽ bị tác động càng nhiều.
- Bà bầu có nên uống bia? Hai cơ quan uy tín về Bệnh Nghiện Rượu ở Mỹ lên tiếng rằng: phụ nữ có thai mà uống trên 30ml rượu nguyên chất mỗi ngày thì sẽ có nguy cơ sinh con dị dạng, chậm trí não.
Bạn có thể chưa biết:
Ảnh hưởng đến thần kinh của thai nhi
- Nếu mẹ uống rượu bia nhiều ở giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào khiến cho quá trình phân bào diễn ra chậm hơn, và nó ảnh hưởng đặc biệt đến tế bào thần kinh.
- Nếu tình trạng dung nạp chất cồn diễn ra suốt thai kỳ thì thần kinh em bé sẽ bị ảnh hưởng nặng nề mãi đến sau này.
- Những đứa trẻ sinh ra từ mẹ nghiện bia rượu dễ có nguy cơ gặp tình trạng: trí nhớ kém, tiếp thu kém, tập trung kém, hiếu động thái quá, không làm chủ được bản thân…
Hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (FASD)
Căn bệnh này sẽ khiến thai nhi kém phát triển (ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai). Khi ra đời có thể sẽ bị các bất thường trên khuôn mặt, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Hội chứng FASD có thể khiến em bé có đặc điểm như:
- Có đầu và não nhỏ bất thường;
- Môi trên mỏng đôi khi bị chẻ, khoảng cách giữa hai mắt nhỏ
- Chiều cao và cân nặng dưới mức trung bình
- Tăng động, thiếu tập trung
- Chậm phát triển
Bà bầu 3 tháng cuối có nên uống bia?
Với những tác hại như trên, có thể thấy uống bia khi mang thai 3 tháng cuối hay bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ cũng được khuyến cáo là HẾT SỨC KHÔNG NÊN. Tuy nhiên, trong trường hợp vì không biết mà mẹ bầu lỡ uống một chút bia thì có ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi không?
Theo David Garry, Phó giáo tại Đại học Y khoa Albert Einstein, không có một giới hạn an toàn nào cho việc uống bia, rượu trong khi mang thai. Dù mẹ uống một cốc hay chỉ một ngụm, dù mẹ uống ở giai đoạn đầu thai kỳ hay cuối thai kỳ cũng đều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Nếu mẹ đã lỡ uống một ít bia trong thời ngắn thì cũng không quá nguy hiểm. Mẹ hãy dừng lại ngay vì nếu chỉ mới một lượng nhỏ thì khả năng bé gặp nguy hiểm vẫn chưa cao.
Thế nên thay vì uống bia khi mang thai, bà bầu nên chọn các loại thức uống bổ dưỡng khác theo lời khuyên của bác sĩ.
Bia không tốt cho thai kỳ (Nguồn ảnh: iStock)
1 số loại đồ uống khác mẹ cần kiêng cữ trong thai kỳ
- Đồ uống lạnh: Các loại nước lạnh để trong tủ lạnh không tốt cho sức khỏe mẹ bầu, có thể gây ê buốt răng, đau họng, đau bụng dưới…
- Đồ uống có gas: Tất cả các loại nước có gas đều không tốt cho bà bầu
- Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria. Phụ nữ mang thai có khả năng nhiễm vi khuẩn này cao gấp 20 lần do hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu
- Đồ uống chứa caffein đem lại nguy cơ sảy thai rất cao, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làn da của phụ nữ mang thai…
- Nước hoa quả đóng hộp: Lượng đường trong các loại nước ép hoa quả đóng hộp rất cao. Thay vào đó chị em nên ăn hoa quả tươi để có thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Nguồn thông tin: ‘Không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn’, VnExpress
Xem thêm bài liên quan
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!