Nhiều mẹ bầu hiện nay vẫn thắc mắc về việc có thai bụng cứng hay mềm mới an toàn. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Khi mang thai bụng cứng hay mềm không quá nghiêm trọng như suy nghĩ của nhiều chị em. Bởi vì nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Có thai bụng cứng hay mềm cũng không phải do nhiều nước ối hay ít nước ối. Không có mẹ nào bụng cứng từ đầu đến cuối. Và cũng không có mẹ nào bụng bầu mềm suốt. Nhưng hầu như mẹ nào cũng phải trải qua giai đoạn bụng cứng. Chỉ là có người sớm, có người muộn mới thấy rõ ràng.
Nguyên nhân nào khiến phụ nữ có thai bụng cứng hay mềm? Do thể trạng của mẹ
Có thai bụng cứng hay mềm còn phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người. Những người gầy hoặc thể trạng không nhiều mỡ, bụng sẽ tròn. Bụng thai phụ có cơ thể ít mỡ sẽ cứng thấy rõ từ tam cá nguyệt thứ hai. Đối với mẹ bầu tăng cân nhiều thì bụng sẽ mềm giống kiểu bụng bia. Bụng của các thai phụ này thường sẽ cứng lên vào tam cá nguyệt thứ 3.
Tình trạng bụng cứng hay mềm cũng có liên quan đến thể trạng của mẹ.
Tử cung tăng kích thước khiến bụng cứng
Tử cung nằm giữa bàng quang và trực tràng. Thai nhi nằm gọn trong tử cung và phát triển hoàn toàn cho đến lúc lọt lòng mẹ. Tử cung càng lớn càng chèn ép và các cơ quan khác. Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu có cảm giác bị cứng bụng khi mang thai là tử cung đang lớn dần về kích thước. Thông thường tử cung sẽ bắt đầu chèn ép các cơ quan lân cận ngay từ thai kỳ thứ 1. Tuy nhiên sang thai kỳ thứ 2 mẹ mới cảm nhận rõ bụng đang bị cứng.
Khung xương thai nhi bắt đầu phát triển
Có thai bụng cứng hay mềm là vấn đề nhiều người quan tâm. Nhất là khi thai phụ bước sang tam cá nguyệt thứ 2. Khi đó hệ xương của thai nhi phát triển và tăng kích thước cùng một thời điểm. Bụng mẹ sẽ cứng hơn rất nhiều sau khi xương của bé bắt đầu hình thành. Ngoài lý do tử cung phát triển, khung xương thai nhi phát triển cũng khiến bụng mẹ cứng hơn.
Khung xương thai nhi phát triển khiến bụng mẹ ngày càng cứng hơn.
Rạn da
Căng tức bụng có thể một phần do mẹ bầu bị rạn da. Các vết rạn hình thành do da không có đủ thời gian thích nghi với sự thay đổi của tử cung. Mẹ bầu có thể dùng các loại kem chống rạn, dầu dừa, dầu oliu, mát xa hàng ngày tại vùng bụng để phòng và ngừa rạn da. Lưu ý luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
Những vết rạn da sẽ giúp mẹ cảm thấy bụng khó chịu.
Mang thai bụng cứng vì táo bón
Chế độ ăn nghèo nàn ít chất xơ cũng khiến bụng mẹ bầu bị cứng. Không những thế nó còn làm tình trạng táo bón ở mẹ bầu trầm trọng và khó chữa trị hơn. Khi bị táo bón, bụng mẹ bầu càng căng tức khó chịu. Tuy không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sẽ khiến mẹ bầu không được thoải mái. Vì vậy bạn hãy cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng và chất xơ đầy đủ. Và hãy uống nhiều nước để tránh táo bón trong thai kỳ mẹ nhé!.
Khi mang thai bụng cứng hay mềm có phải là dấu hiệu đáng lo?
Mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề có thai bụng cứng hay mềm. Tình trạng bụng bầu lúc cứng lúc mềm là hiện tượng rất bình thường. Theo các bác sĩ thì hiện tượng này hầu như sản phụ nào cũng gặp phải. Thông thường những tháng đầu của thai kỳ bụng sẽ mềm, về sau càng cứng. Tuy nhiên, nếu như bụng cứng quá sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu vì căng tức.
Những tháng cuối, thai phụ còn xuất hiện các cơn gò hay còn gọi là thai gò. Nếu cảm thấy khó chịu mẹ có thể nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Mẹ bầu cũng đừng quên thư giãn tinh thần, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe. Nếu các cơn gò đau đớn xuất hiện liên tục thì mẹ bầu nên cẩn thận. Khi chúng có mật độ khoảng 30 phút/lần kèm theo dấu hiệu sắp sinh, mẹ nên đến ngay bệnh viện.
Vào cuối thai kỳ, khi bụng cứng kèm theo các dấu hiệu sắp sinh, mẹ nên đến bệnh viện ngay nhé.
Lưu ý: nếu bụng bầu cứng mẹ tuyệt đối không được xoa bụng. Bởi hành động này sẽ kích thích tử cung và dễ dẫn tới nguy cơ sinh non. Để hạn chế tình trạng trên, bạn không nên thay đổi tư thế đột ngột. Nếu có bất cứ dấu hiệu lạ nào, hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ mẹ nhé. Đây là cách tốt nhất để được thăm khám và khắc phục kịp thời.
Lời kết
Hy vọng bài viết sau đây có thể giúp mẹ trả lời câu hỏi “có thai bụng cứng hay mềm”. Tuy nhiên, mẹ cứ đi khám thai nếu còn lo lắng. Ngoài ra, mẹ nhớ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý. Nếu làm theo các lời khuyên trên, chắc hẳn mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!