Mang thai tuần 38 bị buồn nôn là hiện tượng khiến nhiều mẹ bầu rất lo lắng. Đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật hoặc do mẹ bầu ăn quá nhiều, mẹ ăn không đủ chất…hoặc cũng có thể là dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Những thay đổi của cơ thể mẹ và thai nhi khi mang thai tuần 38
- Nguyên nhân khiến mẹ mang thai tuần 38 bị buồn nôn
- Cách khắc phục tình trạng mang thai tuần 38 bị buồn nôn
- Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu khi ngày sinh đang tới cận kề
Những thay đổi của cơ thể mẹ và thai nhi khi mang thai tuần 38
- Mẹ bầu sẽ trải qua nhiều cơn co thắt Braxton Hick (chuyển dạ giả) khi mang thai tuần 38, vốn giúp thúc đẩy lưu thông máu đã được oxi hóa vào tử cung và cơ thể thai nhi
- Hình dáng cơ thể mẹ bầu thay đổi, vùng da bụng bị kéo giãn và căng lên khi thai nhi được 38 tuần tuổi
- Mẹ có thể cảm thấy nặng nề và tắc nghẽn ở khung xương chậu vì các cơ xương chậu đang phải làm việc hết sức mình để giữ trọng lượng tập trung ở tử cung
- Áp lực lên bàng quang sẽ lớn hơn khi mang thai 38 tuần, do đó mẹ sẽ đi vệ sinh thường xuyên hơn
- Những triệu chứng khác mà mẹ bầu có thể gặp là buồn nôn, phù nề chân, ngực rỉ sữa
- Nhiều trường hợp mẹ bầu chuyển dạ khi thai ở tuần thứ 38. Dấu hiệu rõ ràng nhất của chuyển dạ đó là hiện tượng vỡ ối: mẹ nghe thấy một tiếng “bục” kèm theo dòng chảy ra nhiều và mạnh từ âm đạo
- Ở tuần thai thứ 38, trọng lượng của em bé không có nhiều thay đổi so với tuần trước. Chỉ số thai nhi tuần 38 cho biết cân nặng bé sẽ đạt khoảng 3kg và cao tầm 55cm. Lớp mỡ trên cơ thể bé đã dày hơn, giúp giữ ấm cơ thể em bé khi nhiệt độ môi trường thay đổi lúc bé chào đời.
Có thể bạn chưa biết:
Nguyên nhân khiến mẹ mang thai tuần 38 bị buồn nôn
- Chứng tiền sản giật: Khoảng 8% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này. Biến chứng có thể gây suy gan, đột quỵ, suy thận, động kinh, ứ dịch trong phổi và tạo huyết khối, gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi
- Chuyển dạ, sắp sinh nở: Hiện tượng buồn nôn khi mang thai tuần 38 có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ. Một số triệu chứng đi kèm khác có thể là đau lưng, chuột rút, tiêu chảy, tăng áp lực khung chậu và tăng tiết dịch âm đạo
- Sự thay đổi hormone của cơ thể mẹ bầu: Giai đoạn cuối của thai kỳ gây ra sự biến động mạnh lượng hormone của mẹ bầu, dẫn đến hiện tượng buồn nôn
- Mẹ bầu ăn quá nhiều: Tử cung đang phát triển đè ép lên dạ dày của thai phụ, để lại ít khoảng trống để chứa thức ăn trong dạ dày. Việc ăn quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng buồn nôn của mẹ bầu
- Hiện tượng tụt huyết áp ở mẹ bầu: đây là hiện tượng gây mất nước, hạ canxi trong máu, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí có thể khiến mẹ bầu ngất xỉu do thiếu oxy
- Mẹ nằm ngửa: việc nằm ngửa sẽ khiến cho tử cung của mẹ chèn ép lên các dây tĩnh mạch khiến cho tim mẹ đập nhanh hơn và buồn nôn
- Mẹ ăn uống không đủ chất: Vì ăn uống không đầy đủ, lượng đường trong máu thấp dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp, gây buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ở mẹ.
Cách khắc phục tình trạng mang thai tuần 38 bị buồn nôn
Để giảm buồn nôn, mẹ bầu nên ăn uống đủ chất nhưng cũng cần tránh ăn quá nhiều để thai nhi phát triển khỏe mạnh và mẹ có thể tích lũy năng lượng cho quá trình chuyển dạ.
Bổ sung thêm nước (nước lọc, nước ép trái cây, sữa tươi…) để giúp cơ thể không bị mất nước mỗi khi nôn.
Tụt huyết áp gây nôn thường xảy ra vào buổi sáng khi mẹ mới thức dậy. Để tránh hiện tượng này, mẹ không nên ngồi dậy ngay mà nên nằm lại trên giường một lúc, sau đó mới từ từ ngồi dậy, đứng lên.
Mẹ nên đi khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe và có phương pháp xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu khi ngày sinh đang tới cận kề
Mẹ cần phân biệt được đâu là chuyển dạ “thật”, đâu là chuyển dạ “giả” : Những cơn chuyển dạ “giả” (cơn co thắt tử cung Braxton Hicks) không thể đoán được, thường xuyên thay đổi thời gian và cường độ. Cơn co thắt giả chỉ ở mức độ nhẹ, thường tập trung ở bụng dưới có thể biến mất khi mẹ thay đổi vị trí hay tư thế ngồi. Đối với chuyển dạ “thật”, các cơn co thắt đến bất chợt ban đầu nhưng sau sẽ đến đều đặn, nhanh, dữ dội và kéo dài hơn. Cơn co thắt bắt đầu ở lưng dưới và lan ra quanh vùng bụng, khoảng thời gian nghỉ giữa hai cơn đau càng lúc càng ngắn và dồn dập hơn
Hãy xác định luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng để đi sinh vì mẹ có thể chuyển dạ bất kỳ lúc nào kể từ thời điểm này
Giấc ngủ rất quan trọng nên mẹ bầu nên tận dụng nhiều thời gian để ngủ và nghỉ ngơi một cách hợp lý.
Mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe như các bài tập yoga hay thiền định.
Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái có thể giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
Có thể bạn chưa biết:
Dinh dưỡng cho mẹ bầu 38 tuần cần chú ý gì?
Tháng thứ 9 trong thai kỳ chính là tháng bản lề rất quan trọng trong cả thai kỳ, do đó việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cần tuân theo một số nguyên tắc nhằm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người mẹ. Một số nhóm thực phẩm phụ nữ mang thai nên sử dụng gồm có:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Ngô, gạo lứt, đậu các loại, trái cây, hoa atiso, rau quả tươi, các loại hạt tốt, bánh mì nguyên cám,…
- Thực phẩm giàu sắt: hạt bí ngô, lòng đỏ trứng, cá hồi, thịt gà, thịt đỏ, nho khô, bông cải xanh, cải bó xôi,…
- Thực phẩm giàu axit folic: Mẹ bầu nên hấp thu khoảng 600-800 mg axit folic mỗi ngày đến từ các thực phẩm như rau có màu xanh đậm, trái cây họ cam chanh, hạt hướng dương, bông cải xanh, dưa vàng, quả bơ, lòng đỏ trứng, măng tây…
- Thực phẩm giàu canxi: cá, trứng, yến mạch, thịt nạc, chuối, hạnh nhân, các loại hạt, rau lá xanh, sản phẩm từ sữa…
Theo vinmec.com
Lời kết
Ở tuần thai này, mẹ cần lưu ý nhiều điều khi giờ khắc lâm bồn cận kề. 1 số triệu chứng khó chịu vẫn còn xuất hiện nên chị em cần theo dõi sức khỏe sát sao, đi khám thường xuyên để phát hiện bất thường và cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Chúc các chị em luôn có sức khỏe tốt nhất để đảm bảo vượt cạn thành công!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!