Buồn nôn do ốm nghén trong thai kỳ là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 lại là điều cần phải xem lại. Thậm chí, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để kịp thời điều trị.
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6
Sang tháng thứ 6, thai nhi vẫn còn là một khối nhỏ dù cơ bản đã hoàn thiện cơ thể. Thai sẽ nặng tầm bảy lạng. Bé con của bạn vẫn co người lại dù tay chân đã có thể duỗi thẳng ra. Một số bé đã quay đầu xuống tạo áp lực mạnh hơn lên dây thần kinh hông và khu vực trực tràng.
Mắt bé sẽ bắt đầu mở và dần dần tập cách chớp, nhắm, tập trung điểm nhìn. Mí mắt của thai tháng thứ 6 đã tách biệt, không còn dính vào nhau nữa.
Bên cạnh đó, bé bắt đầu cử động nhiều hơn. Trong khi đó, lượng nước ối mẹ sản sinh ra lại ít đi so với những tháng trước. Lớp nước ối tựa như một chiếc đệm dày, bây giờ mỏng hẳn. Chính vì thế, mẹ sẽ cảm nhận rõ nhất cử nhất động của thai nhi. Những cú đạp, duỗi người, cựa mình, … đều trở nên quen thuộc với mẹ.
Hiện tượng mẹ bầu buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6
Thai nhi lớn nhanh đồng nghĩa với cơ thể mẹ đối mặt với nhiều thay đổi hơn.
Bé 6 tháng sẽ sẽ khiến bụng của bạn to nhanh đáng kể. Các vết rạn lần lượt kéo đến. Dáng đi nặng nề hơn nhiều. Khi đứng thẳng, bạn sẽ khó nhìn thấy đầu gối của mình. Trọng lượng nâng đỡ tăng lên dẫn đến những ngón tay và mắt cá chân của bạn bị sưng phù lên vào mỗi cuối ngày.
Những cơn co thắt dạ con, táo bón, hạ huyết áp sẽ “ghé thăm” bạn thường xuyên. Thậm chí, có mẹ còn bị buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6. Buồn nôn là một trong những biểu hiện của cơn ốm nghén. Nội tiết tố hCG do nhau thai tiết ra tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng ốm nghén. Nếu mẹ mang đa thai, lượng hCG cao hơn khiến dễ buồn nôn và nôn nghiêm trọng hơn
Mẹ bầu có gặp nguy hiểm không?
Thông thường, cơn ốm nghén sẽ hoành hành vào kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Tất cả những khó chịu nhất của thời kỳ mang thai sẽ tập trung vào 3 tháng đầu tiên. Nhưng nếu cơ thể quá nhạy cảm với những kích dụ tốt rau thai (HGC), mẹ bầu có thể kéo dài thời gian ốm nghén.
Ốm nghén dẫn đến buồn nôn là tình trạng rất phổ biến của mẹ bầu. Nhưng nếu nôn nhiều hơn 2-3 lần/ngày, hoặc cơn nôn kèm sốt nhẹ thì mẹ cần phải đi khám ngay. Có thể thai nhi đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe.
Hoặc có thể có một số ngày mẹ bị nghén nặng, nôn nhiều liên tục đến mức không ăn uống được gì. Lúc này, mẹ sẽ bị mất nước, cần phải nhập viện để truyền dịch, cho đến khi mẹ có thể ăn được từng ít một. Thậm chí, có người còn bị sụt cân nếu giai đoạn ốm nghén nặng kéo dài suốt trong nhiều tháng liền.
Những lưu ý khi mẹ bầu buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6
Để xoa dịu cơn khó chịu khi buồn nôn, mẹ cần:
- Bổ sung đầy đủ vitamin tổng hợp
- Ăn nhẹ với bánh mì khô hoặc bánh quy vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường. Mẹ tuyệt đối tránh để bụng đói khi di chuyển.
- Uống nước nhiều lần
- Tránh tiếp xúc với mùi khó chịu
- Xây dựng thực đơn gồm nhiều bữa ăn nhỏ, thay vì ba bữa chính
- Ưu tiên các thức ăn giàu chất sắt để tránh thiếu máu. Ví dụ như các loại thịt đỏ, các loại trứng, các loại ngũ cốc chất lượng tốt, và rau xanh có lá như bông cải xanh. Nếu hàm lượng sắt trong máu bạn quá thấp, bạn có thể uống thêm viên sắt.
- Nên ăn những món ăn nhạt. Ví dụ, chế độ ăn kiêng BRATT (chuối, gạo, táo, bánh mì nướng và trà) ít chất béo và dễ tiêu hóa.
- Sử dụng trà gừng, viên nang gừng và kẹo gừng
Khi mang thai, mẹ phải đối mặt với rất nhiều khó chịu về cơ thể lẫn tâm lý. Chúc mẹ làm tốt theo những gợi ý trên để tránh được cơn buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!