Bà bầu bị đầy bụng buồn nôn cần phải làm gì? Đây là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai khiến mẹ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng. Nếu không điều trị dứt điểm, để lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Nguyên nhân bà bầu bị đầy bụng, buồn nôn
Do nội tiết thay đổi
Khi mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi gây nên sự rối loạn cho hệ bài tiết và tiêu hoá. Trong thời gian có bầu, lượng hormone sản sinh khiến hàm lượng progesterone tăng lên đáng kể, tiết dịch axit dạ dày bị giảm xuống kéo theo sự suy yếu của hoạt động tiêu hoá. Hậu quả là thức ăn bị dồn ứ lại, dạ dày không kịp hấp thụ, gây nên đầy bụng, buồn nôn.
Tử cung phát triển
Khi mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ phải giãn ra để đảm bảo khoảng không cho thai nhi phát triển. Thai nhi càng lớn thì tử cung càng giãn rộng. Điều này đã khiến cho dạ dày bị chèn ép, ruột không thể hoạt động tốt như bình thường. Từ đó, bụng của bà bầu sẽ sinh ra nhiều khí ga hơn và đầy chướng lên.
Do thói quen ăn uống của mẹ bầu
Ngoài nguyên nhân trên, một phần nữa phải kể đến là thói quen ăn uống chưa cẩn thận. Nhai nhanh nuốt vội dẫn đến ruột kích thích.
Sở thích ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ quá mặn cũng góp phần gây ra bệnh. Nếu một ngày nào đó, mẹ nạp vào cơ thể một lượng thức ăn có độ dinh dưỡng quá cao dẫn đến chứng đầy bụng, buồn nôn là điều dễ xảy ra.
Đầy bụng, buồn nôn khi mới có thai có nguy hiểm cho thai nhi không?
Cũng giống như đau lưng, ợ nóng khi mang thai, đầy bụng buồn nôn gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Nhưng mẹ yên tâm là sẽ không gây nguy hiểm cho thai nhi. Và tự hết khi mẹ bầu biết cải thiện chúng đúng cách và đúng thời điểm.
Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài và không có cách điều trị, tình trạng đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, làm bà bầu chán ăn. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu bị đầy bụng buồn nôn – Cần làm gì để điều trị dứt điểm?
Một số giải pháp dưới đây nhằm hỗ trợ chị em mang thai giảm tình trạng nôn ói. Theo bác sĩ, thai phụ nên áp dụng những biện pháp tự nhiên trước để cơ thể dần thích nghi.
1. Uống đủ nước
Phụ nữ mang thai cần uống đủ nước (2,5l đến 3l nước tinh khiết mỗi ngày). Điều này có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm triệu chứng buồn nôn, đồng thời bổ sung lượng nước đã mất do nôn ói.
Mẹ bầu có thể uống nước ép cà rốt, nước chanh ấm hoặc nước ép đu đủ chín cũng rất tốt khi bị đầy bụng, buồn nôn nhé. Trong cà rốt có tinh chất kháng viêm của cà rốt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời nó cũng kích thích hoạt động tiết dịch vị để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
2. Sử dụng các thực phẩm, gia vị hỗ trợ
Gừng, lá bạc hà tươi, hạt hạnh nhân, chanh, trà xanh… rất tốt cho chị em mang thai. Những dược thảo này giúp đẩy lùi dần dần tình trạng nôn ói, ốm nghén.
3. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Khi mang thai, chị em không được để cơ thể quá đói hoặc quá no. Nên tránh xa các nguyên nhân gây đầy hơi (ăn các loại đậu, thức ăn chiên xào, thức uống có gas, các loại mắm, phô mai, cà phê sữa…).
Thay vào đó, thai phụ nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, nên ăn chậm, nhai kỹ để tránh đầy hơi, khó tiêu.
Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm thanh đạm, chứa nhiều chất xơ
Các mẹ bầu cố gắng ăn thanh đạm, tốt nhất nên ăn nhạt, hạn chế đồ chiên rán. Hãy chuyển sang hầm hoặc luộc để tránh nguy cơ bị bệnh tiểu đường, tim mạch.
4. Tránh những thứ có thể gây đầy bụng, buồn nôn
Mùi hôi, cá tanh, mùi chiên xào… dễ khiến thai phụ buồn nôn, tăng mức độ trầm trọng của ốm nghén. Vì vậy, chị em cần tránh xa những thứ gây khó chịu với khứu giác.
Khi bà bầu bị đầy bụng buồn nôn có thể vận động bằng những bài tập yoga, đi bộ, bơi lội để duy trì vẫn sức khỏe tốt cho thai kỳ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!