Khám tiền sản là việc làm hết sức cần thiết để tăng tỷ lệ đậu thai và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu các nội dung liên quan đến khám tiền sản trong bài viết dưới đây để thấy được tầm quan trọng của hoạt động này.
Nội dung bài viết:
- Vì sao nên khám tiền sản trước khi mang thai?
- Khám tiền sản gồm có những xét nghiệm gì?
- Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
- Cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai?
Vì sao hai vợ chồng nên khám tiền sản?
Khám sức khỏe tiền thai sản giúp đảm bảo rằng cơ thể người phụ nữ đã sẵn sàng cho việc mang thai. Nếu có thể, hãy đi khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân hoặc khám tiền sản tại bệnh viện mà cả hai dự định sẽ chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kỳ và thời điểm sinh nở. Bạn có thể đi khám thai bất kỳ lúc nào – thậm chí đến một năm trước khi muốn mang thai.
Bạn có thể chưa biết:
Kinh nghiệm đi khám tiền sản tại bệnh viện Từ Dũ
Ăn gì tốt cho tinh trùng? Top 10 thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh sản của phái mạnh
Một số tình trạng y tế như trầm cảm, tiểu đường, cao huyết áp và mức cân nặng chưa hợp lý ở hai bạn có thể ảnh hưởng đến việc mang thai và khả năng thụ thai. Hút thuốc, sử dụng ma túy và lạm dụng thuốc theo toa cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai. Bác sĩ có thể giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe và đưa ra lời khuyên về những thay đổi trong cuộc sống để giúp em bé được sinh ra khỏe mạnh.
Nếu đã từng gặp vấn đề trong lần mang thai trước, thì việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai sẽ giúp người phụ nữ tránh vấn đề tương tự ở lần mang thai tiếp theo. Những vấn đề phổ biến như:
Những xét nghiệm được thực hiện khi khám tiền sản
Các xét nghiệm có thể thực hiện đối với nam giới – người chuẩn bị làm cha
- Khám tổng quát – lâm sàng: cung cấp tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình. Sau đó, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và khám tổng quát cơ quan sinh dục;
- Chụp X-quang tim phổi;
- Siêu âm bẹn bìu;
- Làm các xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm huyết học, đông máu cơ bản, sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu;
- Xét nghiệm nội tiết;
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- Xét nghiệm tinh dịch đồ;
- Sàng lọc một số bất thường nhiễm sắc thể.
Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai đối với người mẹ tương lai như thế nào?
- Khám sức khoẻ tiền sinh sản tổng quát – lâm sàng: cung cấp tiền sử sức khỏe của bản thân (luôn đề cập nếu đã từng mang thai và có vấn đề) và gia đình. Sau đó, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và khám tổng quát cơ quan sinh dục
- Khám và siêu âm vú
- Chụp X-quang tim phổi
- Khám phụ khoa: nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ như polyp cổ tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục, u xơ tử cung…;
- Siêu âm ổ bụng: đánh giá và phát hiện bất thường của các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng…
- Khám nha khoa: đánh giá nguy cơ mắc các bệnh răng miệng vì nguy cơ sinh non sẽ tăng nếu khi mang thai bị bệnh răng miệng
- Điện tâm đồ
- Các xét nghiệm cơ bản như huyết học, đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm nội tiết tố để kiểm tra nếu có bất thường của tuyến giáp
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Xét nghiệm sàng lọc virus: HIV, Rubella, giang mai, viêm gan B…
- Sàng lọc một số di truyền nhiễm sắc thể (đặc biệt quan trọng nếu gia đình có tiền sử liên quan)
Bạn có thể chưa biết:
Các loại hạt cải thiện chất lượng tinh trùng và sức khỏe sinh sản cho nam giới
7 Dấu hiệu dễ mang thai cho thấy bạn có sức khoẻ sinh sản tốt
Quan tâm đến chế độ sống lành mạnh ngoài kiểm tra sức khoẻ
Cơ thể của chúng ta như thế nào ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ ăn uống. Một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh sẽ tăng tỷ lệ thụ thai và sau đó giúp thai kỳ khỏe mạnh.
- Đối với nam giới: nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm và vitamin E giúp tinh trùng khỏe mạnh, dẻo dai để đến gặp trứng.
- Đối với phụ nữ: ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh những thực phẩm chế biến sẵn hay có chất làm ngọt nhân tạo. Hạn chế hoặc nói không hoàn toàn với rượu và cà phê.
Cần chuẩn bị thêm gì trước khi mang thai?
- Hoạt động thể chất thường xuyên và đều đặn sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ tương lai trong thai kỳ; và ông bố tương lai có sức để phụ mẹ chăm con
- Bổ sung vitamin tổng hợp như axit folic cho cơ thể. Để an toàn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng cần bổ sung phù hợp với thể trạng
- Tiêm phòng vaccine
- Chuẩn bị tâm lý cho kiến thức cho việc làm cha, làm mẹ
- Tính toán tài chính cho hành trình mang thai, sinh nở và nuôi con sau này.
Có rất nhiều điều ba mẹ cần chuẩn bị để có em bé, đặc biệt là những cặp đôi lần đầu tiên với trải nghiệm này. Hãy chuẩn bị tốt nhất về tinh thần, thể lực và tài chính, mọi thứ rồi sẽ ổn thôi!
Tạm kết
Khám tiền sản là cơ hội để cả 2 vợ chồng kiểm tra các vấn đề bất thường và nguy cơ cho cả mẹ và bé trong quá trình thai nghén cũng như chuyển dạ. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả kiểm tra, xét nghiệm để đưa ra tư vấn tiền sản, lời khuyên cho các cặp vợ chồng về việc lựa chọn thời điểm mang thai phù hợp và các lưu ý trong thai kỳ.
Mang thai là niềm hạnh phúc thiêng liêng và lớn lao với bất kỳ cặp đôi nào, hành trình này đồng thời cũng đi kèm với rất nhiều khó khăn vất vả để đảm bảo con yêu chào đời an toàn, phát triển toàn diện và khỏe mạnh về sau. Nếu vợ chồng bạn đang chuẩn bị cho việc có con thì trước tiên nên đi khám tiền sản tại các cơ sở y tế uy tín, không nên bỏ qua hoạt động này nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!