Dạy bé ứng xử khi đi chúc Tết là điều rất quan trọng. Dạy bé ứng xử cũng chính là dạy bé nghi thức xã giao, một kỹ năng sống quan trọng. Dưới đây là những quy tắc rất nhỏ, nhưng là phép lịch sự cần thiết nhất khi bé đến nhà người khác dịp Tết.
Ở độ tuổi nào bố mẹ có thể dạy bé ứng xử khi đi chúc Tết?
Đến 2 tuổi, nhiều trẻ có thể hiểu rằng quy tắc ở nhà người khác sẽ khác với quy tắc khi ở nhà mình. Đến 4 tuổi, trẻ có thể hiểu biết nhiều hơn. Cụ thể:
- Trẻ hiểu và tuân theo nhiều quy tắc của nhà người khác
- Hiểu và tuân theo tín hiệu không lời để ngừng làm việc gì đó (nhưng đôi khi trẻ sẽ quá phấn khích nên không chú ý đến tín hiệu của bạn)
- Nhớ không đạp lên tường và đồ đạc
- Không chạy trong nhà. Đôi khi bé vẫn cần được nhắc nhở
- Không chạm vào các vật dễ vỡ, đặc biệt là nếu bố mẹ đã nhắc nhở bé
Đến 8 tuổi, trẻ có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện của người lớn trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 15 phút). Vậy nên khoảng từ 2 tuổi, bố mẹ đã có thể dạy bé phép lịch sự khi đến nhà người khác.
Những quy tắc bố mẹ cần dạy bé khi đến nhà người khác chúc Tết
Không đạp lên đồ nội thất
Bố mẹ cần dặn bé rằng bé không được nhảy chân trần hay mang giày trên bàn ghế, đồ nội thất trong nhà. Ngoài ra, bé không được phép chạy trong nhà.
Cho bé biết trước những việc sẽ xảy ra
Bé sẽ không bất ngờ và khó chịu nếu biết trước rằng: “Ba, mẹ và cô chú sẽ ngồi dưới phòng bếp, con và con gái của cô chú có thể chơi trên phòng khách”.
Tạo sự xao nhãng cho bé
Nếu bố mẹ đến thăm nhà không có trẻ em để bé chơi cùng, bố mẹ có thể mang theo một món đồ yêu thích của bé. Ví dụ như một cuốn sách nhỏ, sách tô màu hay đồ chơi. Bé có thể tự ngồi chơi với món đồ này mà không phiền đến bố mẹ.
Tạo mật mã cho cho con
Đây sẽ là tín hiệu để con biết hành vi của con không phù hợp và con phải dừng lại. Ví dụ như khi mẹ kéo nhẹ tai của mẹ, điều đó có nghĩa là con phải dừng lại. Bằng cách này, bố mẹ có thể sửa hành vi xấu của con mà không khiến trẻ xấu hổ.
Cách nhắc nhở bé khi đang ở nhà người khác
Nếu bé không để ý những tín hiệu của bố mẹ, hoặc bé đã làm một điều gì sai, bố mẹ có thể kéo trẻ ra ngoài sân. Sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở về những quy tắc khi đến nhà người khác. Không nên la mắng trẻ trước mặt người lạ vì khiến trẻ xấu hổ.
Kiểm tra những đồ vật dễ vỡ
Khi vào nhà người khác, hãy quan sát những đồ vật dễ vỡ. Sau đó bạn có thể xin phép chủ nhà cất món đồ ấy lên cao. Ví dụ: “Chiếc bình này đẹp lắm. Con tôi sẽ muốn chạm vào nó. Tôi có thể đặt nó lên kệ để khỏi bị bể không?”.
Phép lịch sự với đồ ăn
Vào ngày Tết, nhiều món ăn sẽ được đặt trên bàn và rất hấp dẫn với trẻ. Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý trẻ đợi chủ nhà mời ăn hoặc uống thì mới được ăn. Ngoài ra, bé chỉ được ăn một khu vực nhất định, không được mang đồ ăn đi nơi khác.
Tôn trọng sự riêng tư của chủ nhà
Bé không được phép vào những phòng đang khóa cửa. Nếu bé muốn vào nhà vệ sinh nhưng cửa đang đóng, hãy gõ cửa rồi mới vào.
Dọn dẹp đồ trước khi ra về
Nếu chủ nhà đưa cho bé đồ chơi hay sách để đọc, bé cần cất chúng về đúng vị trí. Nếu bé không biết nơi để những đồ vật ấy, bé cần đặt gọn gàng trên bàn để nhờ chủ nhà cất chúng đi.
Dùng từ lịch sự
Bố mẹ cần dạy bé nói những từ lịch sự khi đến nhà người khác chúc Tết. Ví dụ như “lấy giúp cháu”, “cháu cảm ơn”, “cháu chào bác”.
Đây chỉ là những phép lịch sự rất nhỏ nhưng cho thấy bố mẹ dạy bé ứng xử khi đi chúc Tết tốt. Bố mẹ hãy dạy cho bé những đức tính tốt từ nhỏ, để bé thành công và được tôn trọng khi trưởng thành.
Xem thêm
Bí kíp giúp cha mẹ dạy con ăn uống lịch sự từ khi còn nhỏ
Khủng hoảng tuổi lên 5 – Làm sao kiềm chế tính hung hăng ở trẻ?
Bữa trưa của bé Nhật Bản: Bài học về thói quen ăn uống lành mạnh và tính kỉ luật trách nhiệm tuyệt vời cho trẻ
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!