Khủng hoảng tuổi lên 5 ở trẻ khiến cho vô số phụ huynh đau đầu. Một trong những tính cách “khó trị” nhất là hung hăng ở trẻ. Hãy cùng nghe một chia sẻ của một người mẹ và cách chuyên gia hướng dẫn giải quyết nhé.
Câu chuyện của một bà mẹ có con bị khủng hoảng tuổi lên 5
Tôi đang vật lộn với cơn giận dữ của cô con gái 5 tuổi. Con bé cứ hay la hét và đôi khi làm tôi rất buồn và thấy tổn thương. Và chuyện đi đến đỉnh điểm cách đây vài ngày. Hôm ấy con bé vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ trưa và muốn vào chơi với bà ngoại.
Vì bà đang ngủ nên tôi nói với con rằng ngoại đang ngủ nên con chưa thể vào chơi với bà vào lúc này. Ngay khi tôi vừa nói xong thì con bé bổng dưng nổi cơn thịnh nộ.
Tôi đã thử nói rằng mẹ rất hiểu rằng con đang buồn và giận dữ như thế nào khi không được chơi với bà. Nhưng nó không hiệu quả, thậm chí những gì diễn ra sau đó còn tệ hơn tôi nghĩ.
Ngay sau đó, không biết từ lúc nào, một trận chiến diễn ra giữa hai mẹ con. Con bé vừa hét vừa lao vào vùng vẫy và hai mẹ con như vật lộn với nhau. Ngay cả khi tui cố gắng lùi hay né, hay giữ hay tay con để bé không tiếp tục đánh tôi nữa, tất cả đều vô vọng.
Cho đến một lúc, con bé giật chiếc kính trên mắt tôi và cố gắng bẻ nó ra làm đôi. Thật may mắn. vì đó là kính bằng nhựa nêm com bé không bẻ được và tôi đã kịp lấy lại.
Sau cơn “đại chiến” giữa hai mẹ con
Cuối cùng (tầm 15 phút sau đó) mẹ tôi ra khỏi phòng và cố gắng đánh lạc hướng con bé. Khi vừa trông thấy bà ngoại, con bé nhảy vào lòng tôi, ngừng đánh và bắt đầu khóc nức nở. Sau khi ngừng khóc, tôi cho con ăn một chút, và phần còn lại của ngày con bé khá ngoan.
Tôi thật sự khá mệt mỏi với những cơn thịnh nộ có phần hơi vũ lực cuả con. Nhiều bạn bè nói không phải là do bé nhà tôi hư, mà là do bé đang bị khủng hoảng tuổi lên 5. Vậy làm thế nào để tôi có thể xử lý tình huống và chỉnh đốn lại bé yêu?
Chuyên gia cho lời khuyên xử lý cơn thịnh nộ của khủng hoảng tuổi lên 5
Sự hung hăng hay cơn thịnh nộ ở trẻ em có liên quan đến cảm giác sợ hãi. Trong trường hợp này, con gái của bạn dường như đã thức dậy và có cảm giác buồn bã. Và điều này có khả năng liên quan đến những gì cô bé thấy trong giấc mơ.
Một đứa trẻ năm tuổi có nhiều thứ sợ hãi, và không phải điều gì bé cũng kể với ba mẹ. Có thể con của bạn đang không có gì phải sợ hãi, nhưng nỗi sợ gần như là nguyên do chính đằng sau sự hung hăng của cô bé.
Điều quan trọng là khi bé càng tấn công, có nghĩa rằng bé đang thấy không được kết nối với ba mẹ. Do đó, đừng rời bé và đi ra nơi khác. Vì như thế chỉ khiến bé càng buồn, càng khủng hoảng tuổi lên 5 và tấn công bạn để có sự chú ý nhiều hơn.
Dưới đây là những gì ba mẹ nên làm để xử lý cơn thịnh nộ của bé, dựa trên tình huống trên.
1. Ngay khi bé bắt đầu tức giận, hãy nói lên lý và mô tả điều khiến con buồn
Cơn thịnh nộ không bao giờ tiêu tan cho đến khi nó được thừa nhận.
Như trường hợp này của mẹ bỉm, bạn có thể nói “Mẹ biết con muốn gặp bà bây giờ! Và mẹ biết con buồn vì bà đang ngủ nên con phải đợi. Mẹ xin lỗi vì điều này, bé yêu của mẹ.”
2. Đừng để con làm bạn bị thương.
Đễ mắt kính của bạn ở một nơi cao và an toàn mà bé không với đến. Và nói với bé “Những vết cào của con làm mẹ đau. Con có thể nổi nóng, mẹ hiểu vì sao, nhưng đó không có nghĩa là con nên làm mẹ đau”
Nếu con nổi giận và hơi vung tay vung chân, và bạn có thể xử lý được, thì điều đó hoàn toàn có thể. Nhưng đừng để bé gây thương tích cho bạn. Điều này không tốt cho thể chất của bạn và sự phát triển tính cách của bé.
3. Giúp bé cảm thấy an toàn.
Hãy bình tĩnh xử lý hết sức có thể. Bạn không cần phải nói nhiều với con, chỉ cần cho bé biết lý do bé buồn. Giao tiếp bằng mắt với con có thể được áp dụng.
Vì việc giao tiếp bằng mắt sẽ giúp bé hiểu hơn nỗi sợ/nỗi buồn của mình và có thể tránh nó. Chỉ cần cho bé biết rằng bé hoàn toàn được bạn bảo vệ. Và bạn muốn được nghe con tâm sự nhiều hơn về điều khiến con nổi giận.
4. Hãy để bé khóc và ôm bé vào lòng.
Khi bạn tiếp tục cho bé thấy bạn thật sự quan tâm, con bạn có thể sẽ bắt đầu thể hiện nỗi sợ/buồn và khóc. Như cô bé trong tình huống trên đã thể hiện. Lúc này, hãy ôm bé vào lòng.
Để tránh những tính huống khủng hoảng tuổi lên 5 như trên, hãy đảm bảo rằng con bạn có nhiều niềm vui nhỏ đến lớn hàng ngày. Những niềm vui này sẽ mang lại nụ cười trên mặt xinh xắn của bé.
Và điều này sẽ khiến con bạn bớt lo lắng hay sợ hãi hay bất kỳ cảm xúc nào bé đang có. Theo thời gian, đứa trẻ trở nên ít hung dữ hơn, đặc biệt là khi bé hiểu rằng bạn luôn hiểu và đồng cảm hơn mỗi khi bé buồn bã.
4 cách cụ thể để ứng xử khi bé có những cơn thịnh nộ trong khoảng thời gian khủng hoảng tuổi lên 5 hy vọng sẽ giúp được các mẹ. Và quan trọng hơn hết, đòn roi không phải là cách giải quyết duy nhất.
Hãy dùng tình cảm chân thành và sự khéo léo của người mẹ để “khuất phục” đứa con bé bỏng của mình nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!