[jwp.io/s/4P6Ex2VV]
Mọi người thường nghĩ rằng, trẻ em thì chả bao giờ phải lo lắng muộn phiền mà chỉ có niềm vui và hạnh phúc. Tuy nhiên, con người đều trải nghiệm tất cả các loại cảm xúc khác nhau, từ hạnh phúc đến đau khổ thực sự. Nhưng khi nào thì một đứa trẻ đang khóc sẽ chuyển sang sợ hãi thực sự? Bố mẹ cần làm gì để trấn an khi bé sợ hãi?
Khi nào thì mẹ biết con đang gặp vấn đề?
Mẹ có thể nhận thấy điều này bằng vài cách. Một vài bé vốn dĩ rất nhạy cảm và nếu phải khóc khoảng 1 phút thôi là đã khó chịu và không thoải mái. Những đứa trẻ khác có mức chịu đựng tốt hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn mới tỏ ra khó chịu.
Tính cách đóng vai trò khá quan trọng trong sự kiểm soát tức giận của trẻ. Những em bé có bản tính mạnh mẽ, kiên cường hơn dường như lì hơn một chút và dễ dàng thích nghi hơn với sự thay đổi.
Trẻ em theo di truyền sẽ có tính cách riêng của mình. Điều này bạn không thể thay đổi. Nhưng thông điệp mà bé đưa ra cho mẹ sẽ cho biết bạn cần vỗ về con bằng cách nào. Bố mẹ cần thời gian để học cách vỗ về con mình.
Hormone có liên quan gì đến việc bé sợ hãi?
Một loại hooc-mon tên là Cortisol, được gọi là hoóc môn căng thẳng, lên đến đỉnh điểm khi chúng ta đau khổ. Mặc dù trong thời gian căng thẳng ngắn, còn được gọi là căng thẳng có thể chịu đựng được, có thể tốt cho não phát triển. Nhưng lâu dài, những căng thẳng mãn tính có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển của não và tác động xấu đến sự phát triển tâm lý của bé.
10 dấu hiệu của chứng sợ hãi ở trẻ nhỏ
- Khóc
- Nhăn nhó, tỏ ra buồn bã, lo lắng
- Khó dỗ dành
- Không muốn tách ra và dính chặt lấy mẹ
- Đột nhiên im lặng bất thường
- Không thích chơi hay tương tác với mọi người
- Thay đổi hành vi thường ngày
- Không muốn cho ăn hoặc thay đổi khẩu vị
- Thay đổi giờ giấc ngủ và ăn uống
- Mỏi mệt dù không có triệu chứng bệnh rõ ràng.
Nguyên nhân gì khiến bé sợ hãi?
Nguyên nhân gì gây ra chứng sợ hãi ở trẻ nhỏ?
Thể chất
- Bé bị đói
- Mệt mỏi
- Bé khó chịu do bị quá nóng hoặc lạnh.
- Cảm thấy đau hoặc khó chịu. Như bị trúng gió hoặc đau bụng, sốt, mọc răng
- Do thay đổi môi trường
- Thay đổi thói quen
- Bị quấn tã quá chặt.
Tinh thần
- Bé cảm thấy không an toàn
- Lo lắng
- Cần được trấn an và/hoặc an ủi
- Bắt đầu tỏ ra sợ hãi, ví dụ: tiếng ồn lớn, thay đổi trong môi trường hoặc người chăm sóc.
Bé sợ hãi – Dỗ con quấy khóc đòi hỏi bố mẹ cần hiểu được nhu cầu của bé
Bố mẹ có thể làm gì để giúp bé không cảm thấy sợ hãi?
Trước hết, bố mẹ hãy tự chăm sóc bản thân. Ăn uống tốt, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng để có trạng thái tinh thần bình tĩnh hơn để chăm sóc bé. Nếu bố mẹ bị căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực cho con.
Dỗ dành bé một cách nhẹ nhàng để con cảm thấy an toàn và và giúp bé bình tĩnh. Bế nựng, âu yếm, hôn, giao tiếp bằng mắt và nói chuyện đều là những cách tuyệt vời để thể hiện tình yêu.
Bố mẹ cần nhạy cảm với các tín hiệu bé cung cấp cho bạn. Học cách chơi với bé và tạo ra những trò chơi mà cả hai đều thích.
Điều cần nhất là bố mẹ nên trò chuyện với bé bằng một giọng nhẹ nhàng, dịu dàng và nói với con rằng mọi thứ đều ổn. Hãy cố gắng linh hoạt và không cần quá nguyên tắc khi cho bé ăn và chăm sóc bé.
Khi bé khóc và bạn cảm thấy mình bị căng thẳng, hãy tập trung vào một số bài tập thở và thiền. Đôi khi nó có thể hữu ích khi tạo ra không gian giữa bạn và em bé.
Hãy nhìn nhận một cách thực tế khi con khóc. Đó là việc rất bình thường khi bé khóc và sẽ có lúc bé sẽ tự nín.
Theo Kidspot
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!