13 lý do tại sao bé khóc sau khi cho bú – Mẹ phải dỗ con thế nào?
Mẹ có thể bực bội, lo lắng khi bé khóc vật vã sau khi cho bú, vì vậy chúng tôi đã lên với một danh sách các lý do phổ biến tại sao em bé khóc sau khi cho bú để giúp các mẹ có thể hiểu và nhận biết tiếng khóc của bé và xử lý hợp lý.
Không thể phủ nhận rằng cho con bú có nhiều lợi ích cho cả mẹ và con. Nhưng đôi khi chúng ta cứ nghĩ là cho con bú là làm con hài lòng nhất, nhưng con lại khóc sau khi cho bú làm các mẹ trở nên lo lắng nhiều hơn.
Đừng băn khoăn. Dưới đây là lý do tại sao em bé khóc sau khi cho bú để mẹ có thể giải quyết vấn đề và tiếp tục thưởng thức thiên chức thiêng liêng cho con bú.
Có em bé bị cảm lạnh? Làm bé khó thở ….
1 Bé bị bệnh/ ốm
Tư vấn bú sữa mẹ, Abbie Venida-Yabot, cho biết trẻ bị ốm không thể nuốt đúng cách, đặc biệt là khi mũi của bé đang bị tắc.
=> Phải làm gì: Abbie chia sẻ là hãy cho con bú trong khi giữ bé ở tư thế đứng hoặc gần như ngồi.
2. Bé bị mệt mỏi
Rất nhiều em bé khỏe mạnh đi qua các thời kỳ bất ổn, trong thời kỳ này bé khóc rất nhiều và ngủ ít. Điều này có thể khiến bé cảm thấy mệt mỏi.
=> Phải làm gì: Hãy thử cho bú nhiều cữ nhỏ (cho bé bú trong khoảng thời gian ngắn). Ngoài ra, không phải lo lắng về những thời kỳ khủng hoảng hay bất ổn của bé. Theo sau đó thường là một giấc ngủ dài, và thời kỳ bất ổn sẻ giảm dần.
3. Bé đang trải qua nhiều khó chịu
Teresa Gumap-hay Dumadag, tác giả của cuốn sách bán chạy của Amazon “Breasfeeding: A Journey Worth Taking”, nói rằng bé có thể cảm thấy một số khó chịu nhất định sau khi cho ăn. Điều này có thể liên quan đến rất nhiều thứ từ tã ướt để nhiệt độ phòng cho đến các loại quần áo bé mặc, những điều này có thể dễ dàng là một trong những lý do tại sao em bé khóc sau khi cho con bú.
4. Bé bú không đúng cách
Em bé có thể khóc nếu không thể ngậm đúng khớp do tật dính lưỡi của bé, hoặc mẹ của bé có núm vú dẹt/ tụt vào trong. Điều này làm bé bú không đủ.
=> Phải làm gì: tật dính lưỡi cũng gây trở ngại cho con bú, mẹ có thể yêu cầu một thủ tục phẫu thuật (cắt các hãm, màng nối lưỡi với sàn của miệng) cho phép điều khiển lưỡi bé hơn. Đối với núm vú dẹt/ tụt vào trong, có nhiều biện pháp để khắc phục khác nhau cho vấn đề này như sử dụng lá chắn ngực, bơm ngực, và các bài tập kích thích vú theo kỹ thuật Hoffman.
Trẻ đôi khi chỉ cần một chút tình yêu dịu dàng và chăm sóc của mẹ!
5. Bé đang trong “tuần khủng hoảng”
Trẻ trải nghiệm các sự khủng hoảng trong sự phát triển tinh thần của họ (gọi là “tuần khủng khoảng” – “wonder week” là một chuỗi dự đoán được những tiến triển trong vài năm đầu tiên của bé). Trong những thời gian này, bé có thể phản ứng với những thay đổi bằng cách quấy khóc, nghĩa là cần sự quan tâm và hiểu biết từ mẹ nhiều hơn bình thường kể từ khi bé gặp khó khăn trongquá trình phát triển của mình.
6. Giấc ngủ của bé bị gián đoạn
Maritess Fabunan, mẹ của bốn ngườicon, và là người mẹ ủng hộ và cho con bú sữa mẹ, nói rằng tất cả bốn người con gái của cô đã tận dụng thời gian bú và ngủ cùng lúc. Đặt bé xuống sẽ làm bé khóc vì giấc ngủ bị gián đoạn.
=> Phải làm gì: Giữ thân trước của bé thẳng khi đưa bé nằm xuống, cố gằng không thay đổi tư thế quá nhiều sẽ làm bé giật mình và thức giấc.
7. Bé muốn bú thêm
Teresa, người cũng là Chủ tịch và người sáng lập của Full Life Cube, Hands-On Parent while Earning (HOPE), cho biết thêm rằng những em bé vẫn còn đói sau khi ăn chắc chắn sẽ khóc.
=> Phải làm gì: Cô cho rằng các bà mẹ nên quan sát nếu hàm con bé còn ‘di chuyển’ và còn mút hay cố nút giả để biết bé còn muốn bú thêm hay không.
8. Bé cần một sự thay đổi trong môi trường
Abbie, người nuôi bằng sữa mẹ cả bốn đứa con của mình và sẽ tiếp tục làm như vậy với đứa con thứ năm sắp tới, khẳng định sự cần thiết phải thay đổi.
=> Phải làm gì: Di chuyển để có vị trí khác hoặc chuyển đi nơi khác. Hay đơn giản chỉ là một người khác chăm bé.
Bé đầy hơi sẽ quấy khóc. Xoa bóp dạ dày của bé để giảm bớt sự khó chịu này.
9. Bé có thể trào ngược
Trẻ có xu hướng trải nghiệm trào ngược (khi ăn chất lỏng đi ngược lên thực quản) thường xuyên hơn so với người lớn bởi vì
- chế độ ăn uống của họ là dựa trên chất lỏng
- ống thực quản ngắn
=> Phải làm gì: Giữ em bé ngồi khoản 20-30 phút sau khi cho con bú. Đừng ăn quá nhiều và cố gắng ợ trong suốt bữa ăn. Cho ăn nhỏ và thường xuyên.
10. Bé có thể bị nấm
Abbie, cũng là một nhà giáo dục cho con bú, nói rằng nấm có thể là một trong những lý do tại sao em bé khóc sau khi bú. Một là nấm miệng là một mảng trắng trong miệng hoặc trên lưỡi hoặc bên trong má, có thể làm tổn thương như loét miệng.
=> Phải làm gì: Có phương pháp điều trị khác nhau cho bệnh tưa miệng, nhưng tốt nhất nên gặp bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời.
11. Em bé của bạn thích vú khác
Đây thực sự là bình thường như một vú có thể có nhiều sữa hơn vú còn lại.
=> Phải làm gì: Hãy thử chuyển bé sang vú khác nếu bé kén chọn.
12. Bé đầy hơi
=> Phải làm gì: ợ bé ở giữa thức ăn. Đặt bé qua vai và chờ đợi cho bé ợ sau một vài phút. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng massage bụng của bé để giảm bớt sự khó chịu.
13. Bé không muốn bú bây giờ
Lúc 3 tháng, em bé trở thành chuyên gia trong việc tự điều tiết, vì vậy bé biết khi nào thì mình đã no, có bé thì chỉ muốn mút thôi nhưng sữa cứ chảy ra và làm bé khó chịu.
Phải làm gì: Hãy nhẹ nhàng vỗ về bé.
TÁC GIẢ: Ivy Guerrero
Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ chúng trong hộp bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên Facebook và Google+ để cập nhập các thông tin mới nhất từ những theAsianparent.com Viet Nam.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!