Những phép lịch sự trên bàn ăn là điều rất nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn đến cách người khác nhìn nhận về bé khi bé lớn lên. Vì thế ba mẹ nên chú trọng dạy con ăn uống lịch sự càng sớm càng tốt!
Dạy con ăn uống lịch sự từ 3 đến 5 tuổi
Bạn nên dạy ăn uống lịch sự với trẻ dưới 3 tuổi. Đặc biệt là dạy bé cách nói “cảm ơn”. Nếu không dạy bé ở thời điểm này, bạn sẽ phải sửa chữa những hành vi xấu sau này. Trong giai đoạn này, ba mẹ không nên kì vọng bé đã biết ăn gọn gàng. Ngoài ra, trẻ cũng chưa nhớ được những quy tắc trên bàn ăn ngay khi được dạy. Bạn nên nhắc đi nhắc lại với trẻ những quy tắc trên bàn ăn. Ví dụ như khi thấy trẻ nhai thức ăn to tiếng, ba mẹ hãy đặt ngón tay lên môi để nhắc nhở trẻ .
Nên dạy bé những điều gì?
- Ngồi yên ở bàn, không ngó nghiêng xung quanh, trong khoảng 15 đến 30 phút
- Đợi tất cả mọi người ngồi vào bàn mới bắt đầu ăn
- Cách nhai thức ăn khép miệng. Ba mẹ có thể thử cắn một miếng thức ăn và nhai với miệng mở rộng để bé nhìn thấy thức ăn trong miệng. Sau đó hỏi bé: “Con có thấy ăn như vậy sẽ không đẹp không? Đó là lý do con phải khép miệng khi ăn”. Đó là một cách hay để nói luật lệ cho bé một cách vui vẻ.
- Cách lịch sự để xin thức ăn: “Lấy giùm con món khoai tây được không ạ?”, thay vì “Con muốn ăn khoai tây”.
- Không chê đồ ăn. Trẻ mẫu giáo không hiểu về cảm giác buồn. Vậy nên ba mẹ chỉ cần căn dặn trẻ không nói điều không tốt về thức ăn.
Từ 6 đến 7 tuổi
Đây là lứa tuổi khi trẻ biết được những hành động của mình tác động tới người khác như thế nào (và ngược lại). Do đó bé có thể hiểu lý do vì sao cần làm theo những quy tắc lịch sự khi ăn uống. Ba mẹ không nên mong đợi bé luôn cư xử hoàn hảo ở tuổi này. Hãy dạy bé các quy tắc ăn uống bất kì lúc nào có thể. Ví dụ nếu đến một nhà hàng các món Tây, bạn có thể giải thích những dụng cụ ăn uống được dùng làm gì. Bé có thể không nhớ, nhưng bé sẽ có thể thấy quen thuộc với những dụng cụ ấy vào lần sau.
Nên dạy bé những điều gì?
- Bây giờ, ba mẹ đã có thể giải thích cho trẻ vì sao không được nói những điều không hay về thức ăn. Ở tuổi này, bé đã bắt đầu hiểu những điều về sự đồng cảm. Ba mẹ có thể giải thích khi con tỏ thái độ khi ăn, người nấu những món ăn sẽ cảm thấy buồn thế nào.
- Dạy bé cảm ơn người đã chuẩn bị bữa ăn.
- Cách để bỏ thức ăn con không thích. Quy tắc là khi bé không thích một món ăn, hãy kín đáo nhả thức ăn vào giấy hay khăn ăn.
Từ 8 đến 10 tuổi
Ở độ tuổi này, bé hoạt động một mình nhiều hơn. Ví dụ như bé ngủ một mình, hay tự sang chơi nhà hàng xóm. Đây là lúc thích hợp để dạy bé về cách cư xử khi làm khách ở nhà một người khác, và cách cư xử khi người khác đến nhà mình. Ở giai đoạn này, bé đã khá lớn và đã làm chủ được hành vi. Nhưng sẽ luôn có những bài học mà ba mẹ cần dạy bé.
Nên dạy bé những điều gì?
- Cách tiếp khách lịch sự: Luôn luôn mời khách đồ ăn và thức uống. Không bao giờ được ăn món gì đó mà không mời bạn bè trước.
- Không được chơi điện thoại di động trên bàn ăn. Bữa ăn là một dịp để giao tiếp, không phải là lúc để chơi trò chơi.
- Những quy tắc ứng trên bàn ăn. Hãy dạy bé rằng khi muốn xúc thức ăn ở một đĩa ăn chung, không được dùng muỗng của mình mà phải dùng muỗng dành riêng để xúc món đó. Ngoài ra, không được vừa cầm đũa vừa cầm muỗng.
- Cách ăn những món ăn đặc biệt: ví dụ như atiso.
Mọi đứa bé đều là những trang giấy trắng. Dạy con ăn uống lịch sự là vẽ nên những chi tiết rất nhỏ nhưng khiến bức tranh hoàn thiện. Ba mẹ không nên đợi khi bé đã lớn mới la mắng bé vì những điều bé làm sai trên bàn ăn. Hãy nhớ rằng tất cả những việc bé làm đều là kết quả dạy dỗ của ba mẹ!
Xem thêm:
20 phép lịch sự cho trẻ cha mẹ nhất định phải dạy con trước khi lên 10
Rèn luyện kỹ năng an toàn khi du lịch cho bé
10 mẹo khi đi du lịch bằng ô tô với trẻ em
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!