X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

20 phép lịch sự cho trẻ cha mẹ nhất định phải dạy con trước khi lên 10

Mất 11 phút để đọc
20 phép lịch sự cho trẻ cha mẹ nhất định phải dạy con trước khi lên 10

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu dạy con tầm quan trọng của cách cư xử và phép lịch sự cho trẻ. Học càng sớm để có thói quen càng sớm!

Phép lịch sự cho trẻ là điều không bao giờ là quá sớm để bắt đầu dạy con, từ những điều cơ bản như dạy trẻ nói lời chào, biết “cảm ơn và xin lỗi”, biết tôn trọng và vâng lời người lớn,… Trẻ biết cách cư xử tốt sẽ giúp con trở thành một người dễ chịu, lịch sự, tốt bụng và có nhiều khả năng thành công trong cuộc sống. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét danh sách 20 phép lịch sự mà con bạn nên biết và học hỏi:

  • Vì sao nên dạy phép lịch sự cho trẻ từ sớm?
  • 20 phép lịch sự ba mẹ cần dạy cho trẻ

Vì sao nên dạy phép lịch sự cho trẻ từ sớm?

Trẻ em ở độ tuổi nhỏ có bộ não hấp thụ như miếng bọt biển, chúng thấm hút mọi thứ xung quanh. Con có thể nhớ những gì mình được dạy chỉ thông qua cách hập thụ của bộ não khi còn nhỏ.

Cách cư xử và phép lịch sự ở trẻ em là một chỉ số cho thấy con được nuôi dưỡng trong các gia đình có văn hóa. Dạy trẻ có thể là một nhiệm vụ khá khó khăn và to lớn, tuy vậy những cách cứ xử và phép lịch sự này một khi con có được, trở thành thói quen, thì tất cả công sức sự kiên nhẫn là hoàn toàn xứng đáng.

Cách học nhanh nhất dành cho trẻ ở độ tuổi nhỏ đó chính là làm hình mẫu tốt cho con bắt chước và noi theo. Do đó, điều quan trọng là chúng ta là người lớn và cha mẹ thể hiện cách cư xử tốt nhất trước mặt con cái để con có thể xem và học hỏi.

phep-lich-su-cho-tre

(Ảnh minh hoạ: Pexels)

Bạn có thể xem:

Bật mí kinh nghiệm chọn trường mầm non cho bé yêu để con ăn ngủ ngoan, học vui

20 phép lịch sự ba mẹ cần dạy cho trẻ

1. Dạy phép lịch sự cho trẻ: Nói “vui lòng” và ‘Cảm ơn”

Đây là một trong những cách cư xử cơ bản đầu tiên để dạy con bạn. Tầm quan trọng của việc nói “vui lòng”, khi yêu cầu một cái gì đó và “cảm ơn”khi nhận được một cái gì đó nên được thấm nhuần trong tâm trí của con. Thực hành với điều này thường xuyên, hằng ngày có thể giúp con nhớ nó nhanh hơn.

2. Hỏi trước khi lấy bất cứ thứ gì

Trẻ em nên học cách xin phép trước khi lấy bất cứ thứ gì không phải của mình – ngay cả với những người như Cha mẹ, người thân trong gia đình. Con cũng nên được dạy để trả lại bất cứ thứ gì mình đã mượn với lời cảm ơn thích hợp.

Cha mẹ cũng phải hỏi xin phép con nếu muốn lấy bất cứ thứ gì từ con.

3. Nói lời “Xin lỗi”

Cùng với tầm quan trọng của nói  ‘vui lòng’ và‘ cảm ơn’ thì nói xin lỗi khi làm điều gì đó sai cũng là một thói quen quan trọng để thấm nhuần vào con. Con nên biết khi nào và ở đâu để nói xin lỗi và không sử dụng nó một cách tình cờ. Đồng cảm là một kỹ năng con phải rèn luyện và thấm nhuần.

4. Gõ cửa trước khi vào

Trẻ em nên được dạy rằng sự riêng tư là tối quan trọng, đặc biệt là ở nhà. Con nên biết rằng thật đáng trân trọng khi gõ cửa nhà ai đó và xin phép trước khi vào phòng. Làm như vậy trước mặt con sẽ giúp ccon thấm nhuần như một thói quen tốt.

 

5. Che miệng khi hắt hơi hoặc ho

Dạy trẻ che miệng khi hắt hơi hoặc ho một cách lịch sự. Ngoài ra, việc ngoáy mũi ở nơi công cộng được coi là thô lỗ và mất vệ sinh cũng như gây khó chịu cho người khác. Làm cho con biết rằng đó không chỉ có cư xử tốt mà còn phải có thói quen vệ sinh tốt nữa.

6. Không bao giờ bình luận về ngoại hình của ai đó, trừ khi đó là lời khen

Bình luận về ngoại hình là một điều ích kỉ và tạo nên cho trẻ em sự ám ảnh về ngoại hình, thói quen đánh giá người khác bằng vẻ ngoài. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cần được dạy không bao giờ được bình luận về ngoại hình của người khác.

7. Không chêu trọc người khác

Điều này nên được dạy từ rất sớm vì nếu không, trẻ em có thể nghĩ rằng việc chọc ghẹo người khác là được chấp nhận. Con nên được dạy rằng không bao giờ đúng khi làm tổn thương cảm xúc của một ai đó bằng cách làm cho mình vui qua các trò đàu, chọc ghẹo của mình.

phep-lich-su-cho-tre

Dạy trẻ biết tôn trọng người khác (Nguồn ảnh: Unplash)

Bạn có thể xem:

Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

8. Không được cắt ngang lời người lớn khi đang nói

Nếu trong những trường hợp cấp bách, hãy dạy trẻ xin phép được cắt lời thay vì thản nhiên hét to hay có hành động lôi kéo sự chú ý khi người lớn đang nói chuyện.

9. Nghi thức điện thoại

Con nên biết cách nói chuyện qua điện thoại và cũng im lặng và lắng nghe khi ai đó ở đầu bên kia đang nói. Điều này sẽ giúp con để lại ấn tượng tốt với mọi người.

 

10. Thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi

Trẻ em luôn phải được dạy tôn trọng người lớn tuổi, và trẻ em nên được dạy rằng kinh nghiệm dẫn đến sự khôn ngoan và trí tuệ dẫn đến sự tôn trọng. Con nên được dạy để thể hiện sự tôn trọng với cha mẹ, ông bà, giáo viên và những người lớn khác. Một cách để làm điều này có thể là luôn luôn phục vụ thức ăn cho ông bà trước khi phục vụ cho trẻ em hoặc nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người lớn tuổi.

11. Tìm hiểu và ghi nhớ tên người khác

Ghi nhớ tên của ai đó cho thấy bạn đã nỗ lực để nhận ra và ghi nhớ họ. Dạy trẻ nhớ tên bạn bè của bạn hoặc tên thành viên trong gia đình bằng cách sử dụng nó thường xuyên với trẻ. Khi con học một cái tên, bạn cũng có thể nhắc nhở con sử dụng nó ngay lập tức.

12. Không dùng tay chỉ trỏ hoặc nhìn chằm chằm vào người khác

Để dạy con bạn rằng chỉ tay và nhìn chằm chằm vào ai đó là thô lỗ, hãy nói với con rằng nếu con chỉ trỏ vào ai đó, ba ngón tay sẽ luôn quay lại nhìn con đấy. Bạn có thể sử dụng nó như một cơ sở để dạy con nhận thức về  cảm xúc của người khác. Hỏi con sẽ cảm thấy thế nào nếu con bị người khác nhìn chằm chằm cũng là một bước để khiến con suy nghĩ.

13. Hãy tử tế với người khuyết tật

Trẻ em tự nhiên tò mò về mọi thứ. Vì vậy, nếu con nhìn thấy một người khuyết tật, con có thể sẽ chỉ trỏ nhìn chằm chằm, đặt câu hỏi lớn hoặc thậm chí là sợ hãi. Con nên được dạy rằng những người khuyết tật như vậy cũng giống như những người khác và nên được đối xử với sự tôn trọng.

14. Hãy là một vị khách tốt

Dạy con bạn phải ân cần và lịch sự khi đến thăm nhà bạn bè của mình. Làm thế nào để thích nghi với lịch trình của gia đình người khác, không bướng bỉnh hay cầu kỳ với thức ăn. Trẻ em cũng nên được dạy để chào đón khách khi đến thăm nhà của mình.

15. Giữ lịch sự khi trò chuyện với người khác

Trẻ em nên học rằng la hé, cáu giận, giận dữ không phải là cách đúng đắn và hiệu quả để giao tiếp, vì nó mang lại ấn tượng sai cho mọi người. Cho dù con tức giận hay cáu gắt như thế nào, con nên được dạy nói nhẹ nhàng và nêu quan điểm của mình. Bạn có thể giúp con học điều này bằng cách làm tương tự trước mặt con. Và cũng, dạy con đợi cho đến khi người khác nói xong, trước khi đến lượt. Điều này cũng sẽ làm cho con rèn luyện kỹ năng lắng nghe. 

20 phép lịch sự cho trẻ cha mẹ nhất định phải dạy con trước khi lên 10

(Ảnh minh hoạ: Pexels)

Câu chuyện từ đối tác
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

16. Khoan dung

Học cách thể hiện lòng trắc ẩn và hữu ích là những món quà mà con nên học như thói quen. Nó sẽ làm cho con cảm thấy thực sự tốt về bản thân và cũng được người khác yêu thích. Bạn có thể dạy con những điều như mở cửa cho người khác,  hoặc giúp đỡ cha mẹ hoặc giáo viên làm việc khi nhìn thấy.

17. Học cách chia sẻ

Thói quen này trở nên rất quan trọng đối với trẻ khi con chơi với những đứa trẻ khác hoặc anh chị em của mình. Con nên được dạy rằng chia sẻ là quan tâm và làm thế nào để chia sẻ đồ chơi hoặc thực phẩm của mình.

18. Dọn dẹp sau khi chơi, ăn, học

Trẻ em thường bừa bộn và không muôn thu dẹp sau khi chơi, sau khi ăn, hay sau khi học. Để dạy thói quen dọn dẹp, bạn có thể dạy con rửa chén đĩa trong bồn rửa sau khi ăn hoặc bắt đầu nhờ con giúp đỡ các công việc gia đình.

19. Hãy trung thực

Bắt đầu dạy trẻ cách trung thực và không nói dối bất cứ điều gì từ nhỏ. Đây là những giá trị cốt lõi cần được khắc sâu ở con. Hãy chắc chắn rằng con tôn trọng sự thật. Nếu con đưa ra những lời nói dối, hãy ngồi xuống và giải thích tại sao điều quan trọng là phải nói sự thật. Hãy vững vàng và nói với con rằng trung thực là chính sách tốt nhất.

20. Giao tiếp bằng mắt với người khác

Giao tiếp bằng mắt trong khi nói chuyện cho thấy sự tự tin và tôn trọng xã hội đối với mọi người. Dạy điều này cho trẻ bằng cách dành thời gian nói chuyện với con và thực hành giao tiếp bằng mắt trong khi nói. Nếu học được khả năng này, con sẽ lớn lên thành người lớn có mối quan hệ xã hội tốt với mọi người.

20 phép lịch sự trên sẽ giúp bé được nhiều người yêu quý, trở thành mẫu người lịch sự và văn minh trong xã hội hiện nay. Để duy trì được điều này, bố mẹ và người lớn trong gia đình cần tích cực hướng dẫn bé áp dụng vào từng trường hợp phù hợp và cụ thể.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần phải thật sự kiên trì và nhẫn nại để lặp đi lặp lại, tạo thành thói quen cho trẻ. Đặc biệt, bố mẹ luôn ghi nhớ bản thân mình luôn là hình mẫu của trẻ, bố mẹ cử xử lịch sự thì trẻ sẽ tự học theo điều đó và ngược lại. Vậy nên, bố mẹ hãy cùng bé luyện tập 20 phép lịch sự này nhé!

Xem thêm:

  • Tại sao cha mẹ không nên ép buộc con chia sẻ với em nhỏ tuổi hơn hay với người khác?
  • Dạy con biết chia sẻ với 4 bí quyết đơn giản từ thuở ấu thơ
  • Phải làm gì khi con ghen tị với em bé mới sinh?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Nuôi dạy con
  • /
  • 20 phép lịch sự cho trẻ cha mẹ nhất định phải dạy con trước khi lên 10
Chia sẻ:
  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it