Một số trẻ hay cáu giận gần như mọi lúc, mọi nơi. Vậy làm sao để bạn nhận biết con của mình có xu hướng hay tức giận và cộc tính? Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết vì sao trẻ hay tức giận và các dấu hiệu con bạn thường xuyên giận dữ:
- Luôn giận dữ, đánh các anh chị em, người thân trong gia đình
- Hành vi giận dữ điên cuồng của con làm cha mẹ luôn căng thẳng
- Con sử dụng sự hung hăng như một công cụ
- Sự ăn vạ, nổi giận không phù hợp với độ tuổi phát triển lúc đó
- Con có khả năng chịu đựng thất vọng thấp
- Làm gì khi con hay cáu giận?
Vì sao trẻ hay tức giận?
Những đứa trẻ giận dữ sẽ khó tận hưởng cuộc sống. Trẻ sẽ dễ bị cuốn vào các cuộc đánh nhau khi chơi game, cãi nhau khi đang làm điều gì đó vui vẻ, và có vẻ như là trẻ không thể chịu được lời từ chối không.
Có nhiều yếu tố có thể góp phần khiến trẻ tức giận và thù địch. Những cảm xúc không được giải quyết, chẳng hạn như đau buồn liên quan đến ly hôn hoặc mất người thân có thể là gốc rễ của vấn đề. Một lịch sử chấn thương cũng có thể dẫn đến sự tức giận sâu sắc.
Các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có thể được liên kết với các cơn giận dữ. Trẻ em bị trầm cảm, lo lắng, rối loạn thách thức đối nghịch hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý thì luôn phải đấu tranh để điều chỉnh cảm xúc của mình.
Nguyên nhân không phải lúc nào cũng từ môi trường sống hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần đằng sau hành vi giận dữ của trẻ con. Một số trẻ chỉ có khả năng chịu đựng sự thất vọng thấp hơn những đứa trẻ khác.
Một số trẻ dường như được sinh ra với một sự chịu đựng ngắn hơn. Trẻ thiếu kiên nhẫn, không khoan dung và hết sức hung hăng khi trẻ không vui.
Chỉ trong vài giây, một việc rất nhỏ thôi có thể khiến một đứa trẻ trở nên tức giận đùng đùng, cọc tính như là cả thế giới này sụp đổ. Cha mẹ có những trẻ hay cáu giận như thế này cũng thường xuyên căng thẳng và trở nên bạo lực với trẻ khi cả hai mất kiểm soát cảm xúc.
Mặc dù trẻ nhỏ đều trải qua các giai đoạn về khủng hoảng theo độ tuổi và các mốc phát triển của mình, tuy vậy có một số trẻ trở nên hung hăng và tỏ rõ thái độ cau có, thậm chí trở nên kẻ hành hung hơn. Tuy vậy, điều quan trọng là phải để mắt đến những hành vi vượt qua giới hạn và vượt ra ngoài hành vi bình thường của trẻ nhỏ.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo có thể cho thấy bạn nên cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp cho một đứa trẻ tức giận:
1. Luôn giận dữ, đánh các anh chị em, người thân trong gia đình
Thỉnh thoảng đánh anh chị em đó là chuyện bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu con luôn tức giận làm ngăn cản con duy trì mối quan hệ, tình thân, hoặc thái độ của con cản trở khả năng phát triển mối quan hệ lành mạnh với các thành viên trong gia đình, hãy giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt. Nếu không, con có thể gặp khó khăn liên tục với các mối quan hệ lâu dài.
2. Hành vi giận dữ điên cuồng của con làm cha mẹ luôn căng thẳng
Nếu các hoạt động hàng ngày của gia đình bị gián đoạn vì cơn giận dữ của con, thì nó sẽ không tốt cho bất cứ ai trong gia đình.
Bỏ qua các chuyến đi chơi hoặc cho con ở nhà để tránh một cuộc khủng hoảng, giận dữ bộc phát của con, là những giải pháp tạm thời sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sau hơn. Sự thù địch của con có thể trở nên tồi tệ hơn.
Tệ hơn nữa, các thành viên khác trong gia đình có thể trở nên bực bội với một đứa trẻ hay cáu giận. Hành vi giận dữ bộc phát vô lối của con là một vấn đề cần được giải quyết sớm.
3. Con sử dụng sự hung hăng như một công cụ
Sự hung hăng nên là chiến tuyến cuối cùng, khi bạn bị ép hay dồn vào dường cụt, bạn trở nên cáu bẳn và chiến đấu và hung hăng.
Nhưng đối với những đứa trẻ có vấn đề về sự tức giận, đả kích, hung hăng ngay phút đầu thường trở thành tuyến phòng thủ đầu tiên.
Nếu con đấu tranh để giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột hoặc yêu cầu giúp đỡ, trẻ có thể sử dụng sự hung hăng như một cách để đáp ứng nhu cầu của mình.
Đôi khi, việc dạy các kỹ năng mới có thể giúp một đứa trẻ học được rằng hành vi hung hăng là không cần thiết. Đó là 1 trong những cách xử lý khi trẻ tức giận.
4. Sự ăn vạ, nổi giận không phù hợp với độ tuổi phát triển lúc đó
Các bạn nhỏ sẻ trải qua wonder weeks từ hồi sơ sinh ( gọi là tuần khủng hoảng). rồi đến các giai đoạn khủng hoảng lên 2, lên 3…. Nếu các cơn giận dữ, hung hăng thường xuyên xảy ra thành thói quen thì nó không còn được xem là rơi vào khủng hoảng theo độ tuổi nữa.
Một đứa trẻ 2 tuổi có thể lăn ra sàn, khóc vật vã để đòi thứ mình muốn, nhưng điều đó không bình thường đối với một đứa trẻ 8 tuổi. Những kiểu ăn vạ thời mầm non, bé thơ nên giảm tần suất và cường độ khi con trưởng thành hơn.
Nếu con luôn giận dữ, cơn giận dữ dường như trở nên tồi tệ hơn, thì đó là một dấu hiệu cảnh báo rằng con gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc.
Con có thể sẽ cần huấn luyện và đào tạo để giúp kiểm soát thể hiện cảm xúc của mình theo cách phù hợp với lứa tuổi.
5. Con có khả năng chịu đựng thất vọng thấp
Khi trẻ trưởng thành, chúng sẽ phát triển khả năng chịu đựng cao hơn, bền bỉ hơn. Tuy vậy, nếu đứa trẻ 7 tuổi rồi, mà khi xếp logo bị lật đổ, lập tức trẻ hay cáu giận sẽ ném hoặc phá tung mọi thứ, hoặc đứa trẻ 9 tuổi xé nát quyển tập khi không giải được bài toán, hay giải sai chúng.
Đây là những đứa trẻ cần sự giúp đỡ để học cách kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình.
Làm sao để trẻ bớt nóng tính?
Dạy trẻ nhận biết cảm xúc: Một số trẻ thường nổi cáu khi không thể diễn tả cảm xúc của mình. Chúng không thể nói rằng đang nổi nóng thì thay vào đó sẽ la hét để bạn thấy chúng đang giận. Hay một đứa trẻ không biết mình đang buồn có thể sẽ gây chuyện để cha mẹ chú ý đến mình hơn.
Lập kế hoạch giúp trẻ hay cáu giận bình tĩnh lại: Hãy dạy con cách làm khi bắt đầu cảm thấy giận dữ. Chỉ cho con biết cách kiềm chế cơn giận, đừng để con ném đồ đạc hay đánh anh chị em của mình. Ba mẹ có thể khuyến khích con tô màu, đọc sách, hoặc làm các hoạt động khác để bình tĩnh lại.
Cách dạy trẻ bớt nóng tính là dạy con một số kĩ năng kiềm chế cơn giận: Một trong những cách tốt nhất để giải tỏa bực bội trong trẻ là dạy con 1 số kỹ năng cụ thể. Ví dụ như hít thở sâu có thể trấn an tâm trí và cơ thể khi bé cảm thấy buồn bực. Đi dạo, đếm tới 10 hoặc lặp lại những cụm từ hữu ích cũng có tác dụng.
Theo The Asianparent Singapore
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!