Con bạn luôn tỏ thái độ bướng bỉnh, dễ dàng tức giận? Hãy cùng tìm hiểu điều gì khiến trẻ dễ mất kiểm soát bởi những cơn giận dữ và cách giúp con bạn kiểm soát sự tức giận nhé!
Điều gì gây ra sự giận dữ ở trẻ?
Tức giận là một cảm xúc bình thường, và mọi đứa trẻ đều có những khoảng thời gian không kiểm soát được nó. Đôi khi, có một nguyên nhân đơn giản như đói hoặc mệt mỏi, hoặc bị cô lập, ví dụ: một đứa trẻ có ý thức mạnh mẽ về sự công bằng sẽ rất tức giận nếu có điều gì đó không công bằng đến với con.
Trẻ có thể giận dữ nếu chúng không được lắng nghe, hoặc khi không thể diễn tả cảm xúc. Đó là một hình thức giao tiếp khi trẻ đang cố nói một điều gì đó nhưng chưa học được cách diễn đạt phù hợp.
Đối với một số trẻ, giận dữ là dấu hiệu của tổn thương về cảm xúc. Nếu con cảm thấy rất lo lắng, xấu hổ, sợ hãi nó có thể được che đậy bằng cơn giận dữ.
Quản lý tức giận có thể là một cuộc đấu tranh đặc biệt với những trẻ mắc chứng tự kỷ, ADHD, rối loạn cảm xúc và trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Ví dụ, lớp học tiểu học, với màn hình máy chiếu quá sáng và tiếng ồn liên tục có thể tác động đến những đứa trẻ có vấn đề về giác quan, và điều này quá tải sẽ khiến con tức giận.
5 cách giúp con bạn kiểm soát sự tức giận
Không lấy độc trị độc
Khi con bạn bắt đầu biểu hiện tức giận, bạn có vai trò giảm bớt tình hình. Mặc dù phản ứng lại với một sự tức giận hơn là điều không dễ tránh. Làm như vậy sẽ chỉ khiến cho tình hình tồi tệ hơn. Bạn nên giữ bình tĩnh và nói chuyện với bé bằng một giọng điệu điềm đạm. Làm như vậy sẽ giúp trẻ bình tĩnh, giúp bạn giải thích lý do cho bé dễ dàng hơn.
Thay vì để thời gian trôi qua, hãy “xử lý ngay”
Để con bạn đi ra một nơi khác để bình tĩnh lại một mình sẽ chỉ làm cho bé cảm thấy cô đơn hơn và bất lực với những cảm xúc tiêu cực của mình. Thay vào đó, hãy ở lại với bé và để bé giải thích điều gì khiến bé tức giận. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu được tình hình, mà còn cho phép bé kiểm soát sự tức giận và bình tĩnh lại. Con bạn có thể không muốn chia sẻ với bạn, trong trường hợp đó, Parents.com khuyên nên để bé “trò chuyện” với đồ chơi, vật nuôi hoặc bạn bè tưởng tượng.
Hãy là một tấm gương tốt
Trẻ sẽ nhìn bạn như là một hình mẫu cho hành vi của chúng, và nếu bạn từng hét con mình, cũng không nên ngạc nhiên khi bạn thấy chúng cũng mất bình tĩnh. Bạn không thể mong đợi con của bạn sẽ kiểm soát tức giận của chúng một cách đúng đắn nếu bạn không thể làm như vậy cho chính mình. Học cách kiểm soát sự tức giận của bạn, sau đó bạn có thể dạy bé làm theo.
Là nguồn cảm giác thoải mái và tình cảm
Con của bạn có thể hành động như vậy vì bé cảm thấy bị hiểu nhầm và bỏ rơi. Hãy cho bé biết rằng bạn quan tâm bằng những cái ôm và những lời trấn an, sau khi bạn nói chuyện thật lòng với bé.
Khen thưởng hành vi tốt
Khi bạn nhận thấy con của bạn đối phó với cơn giận của mình một cách tích cực, hãy khen ngợi bé. Điều này sẽ khuyến khích bé hành động tương tự trong tương lai.
Đồng hành cùng con trong quá trình giúp con bạn kiểm soát sự tức giận
Thời điểm tốt nhất để dạy trẻ cách kiểm soát cơn giận trước khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên. Nếu trẻ được dạy càng sớm những kỹ năng này, trẻ càng có khả năng dễ dàng đối phó với sự tức giận theo hướng lành mạnh.
Để giúp con bạn kiểm soát sự tức giận, bạn có thể:
- Nhắc nhở trẻ thường xuyên thực hành nhiều cách mới để kiểm soát cơn giận. Đừng đợi cho đến khi trẻ đã mất kiểm soát.
- Dành cho trẻ những phần thưởng nhỏ khi trẻ thể hiện thái độ và hành vi tích cực. Bạn có thể cùng trẻ lập một danh sách các phần thưởng mà trẻ có thể nhận được bằng cách thực hành tốt việc kiểm soát sự tức giận mỗi ngày.
- Kể những câu chuyện về sự tức giận để giúp trẻ đưa ra ý tưởng về cách giải quyết với cảm xúc của mình. Nói với trẻ về những lúc bạn tức giận và căng thẳng và những gì bạn đã làm.
Nếu trẻ vẫn gặp vấn đề trong việc kiểm soát những cơn tức giận, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được tư vấn.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!