Phụ nữ sau sinh bị đau nửa đầu có uống thuốc được không? Với các mẹ đang trong quá trình cho con bú thì nên thận trọng với các loại thuốc đau đầu. Một trong những loại thuốc giảm đau phổ biến nhất là Paracetamol hoặc Panadol Extra.
- Vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nửa đầu bên trái sau sinh?
- Đau nửa đầu bên trái sau sinh có thể uống thuốc được không?
- Gợi ý các cách giúp mẹ hết đau nửa đầu
Vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nửa đầu bên trái sau sinh?
Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, người mẹ có thể gặp phải nhiều vấn đề khó chịu về sức khỏe như nổi mề đay, đau nhức xương hay đau nửa đầu bên trái. Những triệu chứng này tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt của các mẹ cũng như nỗi lo lắng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Mẹ có thể quan tâm:
Đau đầu sau sinh thường: mẹ bỉm chớ vội xem thường!
Mẹ bầu phải làm gì để giảm chứng đau đầu sau sinh hiệu quả?
Người ta thường ví “phụ nữ sau sinh như cua vừa lột” ý nói lúc này sức khỏe và cơ thể phụ rất yếu ớt bởi những vết thương và hậu chứng sau quá trình vượt cạn. Mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nửa đầu do việc thiếu máu, ứ đọng huyết động, tác dụng phụ của các loại thuốc gây tê gây ra. Bên cạnh đó, việc chăm sóc con, nhất là mẹ bỉm có con lần đầu chưa có kinh nghiệm chăm con nên rất hay lo lắng, suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng thần kinh. Ngoài ra, nếu con quấy khóc, gắt ngủ vào ban đêm làm mẹ phải thức khuya, ngủ không đủ giấc, cộng với việc thay đổi hormone sau khi sinh làm sức khỏe giảm sút, tình trạng đau đầu càng thêm trầm trọng, dễ trầm cảm.
Hiện tượng đau nửa đầu bên trái sau sinh còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, nhưng phổ biến nhất phải kể đến gồm:
1. Thay đổi nội tiết
Estrogen là một hormone do buồng trứng tiết ra và quyết định tới các vấn đề của giới nữ như sắc đẹp, sức khỏe và sinh lý nữ. Trong giai đoạn mang thai, hàm lượng estrogen tăng đột biến từ 500 đến 1000 lần để phù hợp với sự lớn lên và phát triển của thai nhi nên cũng gây ảnh hưởng đến người phụ nữ, khiến mẹ sau sinh bị đau nửa đầu.
Thay đổi nội tiết tố khiến mẹ đau đầu
Sau khi sinh, hormone này giảm xuống thay vào đó là hormone prolactin tăng cao giúp mẹ có thể tiết sữa cho con bú. Điều này cũng kéo theo những biểu hiện dễ nhận thấy như tóc rụng nhiều thành mảng, móng tay chân dễ gãy, da nổi mụn, nhăn nheo, đau nhức cơ thể, …
2. Đau nửa đầu bên trái sau sinh do gây tê ngoài màng cứng
Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống là phương pháp thường được áp dụng cho những thai phụ không chịu được cảm giác đau đớn khi chuyển dạ. Khi thực hiện thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, bác sỹ sẽ tiêm thuốc giảm đau vào vùng giữa các đốt sống và dịch tủy sống (hay còn gọi là khoang ngoài màng cứng).
Tuy nhiên thủ thuật này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có hiện tượng đau nửa đầu. Điều này là do, trong khi gây tê tủy sống, dù mũi kim tiêm rất nhỏ nhưng nó vẫn có thể gây rò dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng và gây nên tình trạng đau đầu.
3. Mất máu sau khi sinh
Việc mất quá nhiều máu trong khi sinh (vượt quá 500ml) có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ sắt trong cơ thể và dẫn đến thiếu máu cũng như hiện tượng đau nửa đầu sau khi sinh. Mất máu càng nhiều thì nguy cơ thiếu máu và đau đầu ở mẹ càng cao.
Mất quá nhiều máu trong khi sinh có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ sắt
4. Do mệt mỏi trong quá trình chăm sóc con nhỏ
Khi có con nhỏ, hầu hết giấc ngủ của người mẹ sẽ bị ngắt quãng thành đợt gây ra tình trạng thiếu ngủ và dễ bị mệt mỏi, kiệt sức. Nếu để kéo dài, người mẹ dễ bị huyết áp thấp, đây là nguyên nhân bị đau đầu sau sinh.
Đau nửa đầu bên trái sau sinh có thể uống thuốc được không?
Với các mẹ nuôi con bằng sữa ngoài, việc uống thuốc hầu như không ảnh hưởng gì tới sức khỏe người phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong quá trình cho con bú thì nên thận trọng với các loại thuốc đau đầu. Một trong những loại thuốc giảm đau phổ biến nhất là Paracetamol hoặc Panadol Extra.
Theo các Dược sĩ Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang giải thích:
Panadol Extra là thuốc gồm hai thành phần paracetamol 500mg và cafein 65mg. Thành phần paracetamol trong thuốc là một chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau và caffeine là một chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol.
Người mẹ có thể uống panadol để giảm bớt đau đầu
Những loại thuốc như Panadol (paracetamol có chứa thành phần caffeine) là một chất được khuyến cáo có hại cho thần kinh trẻ nhỏ và kích thích nhịp tim đập nhanh hơn. Nếu chỉ uống 1 viên và uống với mức không thường xuyên thì bé bú mẹ cũng không bị ảnh hưởng gì đáng kể.
Mẹ có thể quan tâm:
Đau đầu chóng mặt sau sinh không dứt – Mẹ chớ nên chủ quan!
Không cần dùng thuốc tây vẫn giúp bà bầu đánh bay cơn đau đầu dai dẳng bằng những cách sau đây
Do đó, sau sinh uống thuốc đau đầu trong thời kỳ cho con bú, người mẹ có thể uống panadol để giảm bớt triệu chứng, tốt nhất là sử dụng biệt dược chỉ chứa paracetamol (không có thành phần caffein). Tuy nhiên, loại thuốc và liều lượng mà các mẹ uống cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Gợi ý các cách giúp mẹ hết đau nửa đầu
1. Cố gắng nghỉ ngơi thật nhiều
Điều này tưởng dễ mà lại không dễ, đặc biệt là với những ai không có người thân giúp đỡ bên cạnh. Mẹ có thể thử tham khảo cách tập cho bé ăn ngủ theo nếp, giúp mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.
2. Chườm lạnh
Đắp khăn lạnh lên trán, mắt và thái dương giúp giảm cơn đau nhói của chứng đau nửa đầu. Chườm đá được ưu tiên sử dụng trong trường hợp này.
Đắp khăn lạnh lên trán, mắt và thái dương giúp giảm cơn đau nhói
3. Uống nước gừng
Gừng có khả năng kháng viêm, thư giãn các mạch máu, giảm sưng, kích hoạt não làm việc tốt và hiệu quả. Khi bị các cơn đau đầu, bạn hãy sử dụng một tách trà gừng, thả lỏng cơ thể, gừng sẽ có tác dụng nhanh chóng làm bạn giảm cơn đau và lấy lại tinh thần tốt hơn.
Nếu các cơn đau ngày càng nghiêm trọng và có các biểu hiện khác như nôn mửa, chóng mặt thường xuyên, sốt, … thì mẹ cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Nguồn thông tin tham khảo: vinmec.com
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!