Khoảng 4/10 mẹ bị đau đầu sau sinh thường được 4 – 6 ngày. Đôi khi, chỉ sau 1 – 2 giờ sinh con, mẹ đã phải đón nhận cơn đau đầu dữ dội. Với cơ thể chưa hồi phục hẳn sau sinh, mẹ nên đối phó với tình trạng này như thế nào?
Các dạng đau đầu sau sinh
Quá trình sinh nở khiến cơ thể mẹ mất rất nhiều sức lực. Sau sinh, mẹ phải đối mặt với các tình trạng hoa mắt, khó thở, chóng mặt. Lần đầu làm mẹ sẽ khiến tâm lý thêm phần căng thẳng, đau đầu. Dưới đây là các dạng đau đầu sau sinh
Đau đầu nguyên phát
Triệu chứng
Đau đầu nguyên phát do căng thẳng thường là cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Cơn đau này bắt đầu từ cổ và tỏa khắp toàn bộ vùng đầu. Trung bình, cơn đau sẽ kéo dài khoảng 30 phút hoặc lâu hơn.
Đau nửa đầu cũng là một dạng đau đầu nguyên phát. Cơn đau nửa đầu dữ dội này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu. Buồn nôn, nôn mửa và nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, .. là những triệu chứng đi kèm thường thấy.
Nguyên nhân
Đau đầu nguyên phát thường do mẹ từng có tiền sử bệnh đau nửa đầu, giảm nồng độ nội tiết tố estrogen. Thiếu ngủ, căng cơ, căng thẳng, mất nước, trầm cảm, mệt mỏi, … cũng khiến mẹ đau đầu sau sinh.
Đau đầu thứ phát
Triệu chứng
Tiền sản giật sau sinh sẽ dẫn đến đau đầu thứ phát. Huyết áp cao, thừa protein trong nước tiểu sau sinh tăng nguy cơ rơi vào tình trạng này.
Đau đầu dữ dội, đau bụng, buồn nôn, thay đổi thị lực, co giật và giảm tần suất tiểu tiện sẽ diễn ra ở cả hai bên đầu. Máu tụ dưới màng cứng cũng khiến mẹ bỉm đau đầu.
Đây là biểu hiện rõ nhất về tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc gây tê.
Nguyên nhân
Khi tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có bệnh, đau đầu thứ phát sẽ xuất hiện. Mẹ cần chú ý theo dõi để ngăn ngừa khối u, tiền sản giật, viêm màng não, huyết khối tĩnh mạch, thoái hóa cột sống cổ, …
Nguyên nhân khiến mẹ đau đầu
Căng thẳng
Với những ai lần đầu làm mẹ, căng thẳng là trạng thái tâm lý kéo dài suốt thai kỳ. Mẹ không biết nên kiêng khem gì, làm thế nào tốt nhất cho con. Khi bé chào đời, nhịp sống của mẹ càng bị xáo trộn.
Không ngủ đủ giấc, ăn uống thất thường, hay lo lắng, .. khiến mẹ dễ bị đau đầu. Song song đó, thay đổi nội tiết tố sau khi sinh làm sức khỏe mẹ giảm sút, tính tình thay đổi, hay cáu gắt. Thậm chí, mẹ sẽ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh.
Ứ đọng huyết động
Hiện tượng đau đầu sau sinh thường có thể là do mẹ bỉm bị ứ đọng huyết động sau sinh. Đau đầu dữ dội khiến mẹ không tránh được cảm giác sợ hãi, thắc thỏm lo âu. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến mẹ bị ngã bất ngờ, chân tay co quắp…
Thiếu máu
Hành trình mang thai và sinh con lấy đi của mẹ một lượng máu rất lớn. Đồng thời, sự bong tróc của các tế bào niêm mạc tử cung sau khi sinh cũng khiến cho các mẹ bị chảy máu. Mất máu nhiều là nguyên nhân dẫn đến mẹ đau đầu sau sinh thường.
Đau đầu sau sinh thường, mẹ nên làm gì?
Dùng túi chườm
Chườm lạnh hoặc chườm nóng đều có thể giúp mẹ bớt đau khá nhanh.
Mẹ có thể dùng chai nước lạnh hoặc túi chườm lạnh lên trán tầm 15 phút. Sức lạnh sẽ làm hẹp các mạch máu và giảm áp lực lên các dây thần kinh nhạy cảm. Chứng đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu của mẹ sẽ được giảm rõ.
Nếu mẹ đau đầu vì quá căng thẳng, chườm ấm là biện pháp mẹ nên chọn. Một túi chườm ấm hoặc một chiếc khăn ấm lên trán hay khu vực gáy là gợi ý hàng đầu.
Các cơ đang bị căng và bị thắt chặt ở khu vực đau sẽ bị hơi nóng xoa dịu. Cơn đau cũng vì thế mà bị đẩy lùi.
Chế độ sinh hoạt hợp lý
Phục hồi cơ thể sẽ hạn chế bớt những cơn đau đầu sau sinh thường. Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ nghỉ đủ giấc sẽ giúp mẹ mau lại sức.
Tuyệt đối tránh những thực phẩm sống, lạnh. Những món này thực sự “làm khó” hệ tiêu hóa nhạy cảm của mẹ bỉm. Uống nhiều nước, nước trái cây không đường, ăn trái cây tươi và rau quả giàu nước để đảm bảo đủ nước cho cơ thể.
Một tách trà gừng ấm giàu chất chống oxy hóa và các thành phần chống viêm là “ác mộng” đối với cơn đau đầu.
Hạn chế ánh sáng, âm thanh
Chọn chỗ ngủ thoáng, đủ ấm và dễ chịu để mẹ có thể ngủ sâu. Hạn chế tối đa ánh sáng chói hoặc ánh nhấp nháy từ các thiết bị điện tử gia dụng. Mẹ có thể réo rèm để tạo ra không gian yên tĩnh nhất có thể cho giấc ngủ ngon.
Đôi khi, tách hẳn con vài tiếng một ngày để tránh kiệt sức là điều mẹ nên làm.
Giữ tinh thần thoải mái
Bất cứ những biến đổi nào của mẹ cũng ảnh hưởng đến bé. Do đó, mẹ cố gắng giữ tâm lý lạc quan, tránh cãi vã, đau buồn, lo sợ, … Tập vài động tác đơn giản, nghe một bài nhạc hay ngắm một bông hoa yêu thích. Những điều nhỏ nhoi có thể mang đến niềm vui cả ngày cho mẹ.
Đau đầu sau sinh thường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống những ngày đầu tiên của bé. Nếu hiểu được nguyên nhân, mẹ sẽ dễ chịu và vui vẻ hơn. Niềm vui sẽ nhân đôi khi cả mẹ và bé đều trong không gian thoải mái và tràn ngập tình thương.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!