Có thai 3 tháng đầu ăn đậu phộng được không? 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm vì thế các mẹ luôn cẩn trọng trong từng hoạt động và chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, với một lượng vừa phải, cách chế biến hợp lý, đậu phộng là loại thực phẩm có lợi cho mẹ và thai nhi.
- Thành phần dinh dưỡng của hạt đậu phộng
- Có thai 3 tháng đầu ăn đậu phộng được không?
- Các dấu hiệu dị ứng đậu phộng cần lưu ý
Thành phần dinh dưỡng của hạt đậu phộng
Hạt đậu phộng (hạt lạc) là thực vật họ đậu bắt nguồn từ Nam Mỹ, thường được dùng để chế biến dầu ăn, bánh, kẹo, nước sốt… Trong mỗi 100g hạt đậu phộng có chứa dồi dào calo, vitamin cùng chất béo có lợi, cụ thể:
- Nước: 7%
- Chất đạm: 25,8g
- Carbohydrate: 16,1g
- Đường: 4,7g
- Chất xơ: 8,5g
- Chất béo: 49,2g
- Omega-6: 15,56g
- Vitamin và khoáng chất: biotin, đồng, niacin, folate, mangan, vitamin E, thiamin, phospho, magie…
Hạt đậu phộng có thành phần dinh dưỡng dồi dào, giàu dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Vậy còn đối với phụ nữ mang thai thì sao? Bà bầu ăn đậu phộng được không, nhất là trong 3 tháng đầu?
Bạn có thể chưa biết:
Bà bầu ăn được quả trám không? Có nguy hiểm cho em bé?
Bà bầu 3 tháng đầu có ăn được đậu phộng không?
Hạt đậu phộng chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Đặc biệt thành phần folate (axit folic) trong hạt đậu phộng có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Nếu như mẹ không bị dị ứng với loại hạt này thì câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn lạc được không là CÓ. Hạt lạc, đậu phộng có thể được dùng như bữa snack nhỏ giúp mẹ xua đi cơn đói. Thành phần chủ yếu trong nhân đậu phộng là chất béo (chiếm tới 40-50%). Dầu đậu phộng chứa các vitamin hòa tan trong dầu, trong đó nhiều nhất là vitamin E. Vitamin E góp phần vào quá trình hình thành, phát triển và nuôi dưỡng nhau thai. Đây là yếu tố quan trọng để thai nhi khỏe mạnh. Đặc biệt vitamin E còn phòng tránh được chứng bệnh hen suyễn và các bệnh liên quan đến phổi của bé.
Lợi ích của hạt lạc đối với phụ nữ mang thai
Ngoài ra loại hạt này còn mang đến cho mẹ nhiều lợi ích tuyệt vời khác về sức khỏe:
- Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Minh Tuyết – Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết “Tiểu đường thai kỳ là tình trạng thường gặp trong giai đoạn thai kỳ mà không mẹ bầu nào muốn gặp phải. Điều này xuất phát từ chỉ số đường huyết của mẹ tăng cao và từ đó dẫn đến những nguy cơ mẹ bị tiền sản giật, có khả năng sinh non hoặc sinh mổ, nghiêm trọng hơn là băng huyết sau sinh. Vì thế để tránh đối mặt với mặt với nguy cơ này, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để ổn định chỉ số đường huyết”. Đậu phộng sẽ làm chậm hấp thu carbohydrate. Nếu mẹ ăn vài hạt đậu phộng vào buổi sáng thì đường huyết của mẹ cả ngày hôm đó sẽ không tăng quá cao.
- Hỗ trợ giảm nồng độ muối. Ăn càng nhiều muối, nguy cơ sưng phù càng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của mẹ. Đậu phộng có vị mặn. Tuy nhiên, hàm lượng muối vẫn ít hơn so với một mẩu bánh mì cùng trọng lượng.
- Duy trì sức khỏe tim mạch. Người ăn đậu phộng sẽ có thể giảm đến 35% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ăn đậu phộng thường xuyên có thể giảm thấp hàm lượng cholesterol. Hệ tim mạch của mẹ sẽ khỏe mạnh hơn.
- Khống chế cơn thèm ăn. Chứa tới 40% chất béo, hàm lượng protein, lipit, chất xơ, đậu phộng là thức ăn “dễ gây cảm giác no”. Do vậy, đây là món ăn vặt vừa ngon vừa có lợi, giúp mẹ kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.
Thế nhưng, mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Ăn nhiều đậu phộng có thể gây đầy hơi, khó tiêu. Thừa đậu phộng cũng tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón khi mang thai.
Các triệu chứng dị ứng đậu phộng mẹ cần lưu ý
Mẹ đã biết bầu 3 tháng đầu có được ăn lạc không. Nếu như bản thân và trong gia đình không có ai bị dị ứng với đậu phộng, mẹ nên chăm chỉ bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Những món ngon chứa đậu phộng thường là:
- Đậu phộng luộc
- Sữa đậu phộng
- Xôi đậu phộng
- Bơ đậu phộng
- Canh bí đỏ nấu đậu phộng, cháo đậu phộng táo đỏ,
- Kẹo mè xửng, kẹo gương, kẹo kéo…
Bạn có thể chưa biết:
Lợi ích và rủi ro khi bà bầu ăn rong biển
Như đã đề cập ở trên, đậu phộng và các loại hạt có thể gây dị ứng. Vì vậy, mẹ cần nắm rõ các triệu chứng để kịp thời đi đến bác sĩ khi xảy ra tình trạng dị ứng thực phẩm trong thai kỳ. Các triệu chứng dị ứng đậu phộng có thể bao gồm:
- Ngứa ran trong miệng
- Co thắt dạ dày hoặc buồn nôn
- Nổi mề đay, phát ban
- Khó thở
- Sưng lưỡi
- Sốc phản vệ
- Tụt huyết áp
- Co thắt đường hô hấp
- Nhịp tim tăng nhanh
- Mạch trở nên yếu dần
- Buồn nôn và ói mửa
- Đặc biệt, mẹ nên cân nhắc khi ăn bơ đậu phộng để tránh hậu quả đáng tiếc!
Tạm kết
Ba tháng đầu khi mang thai vô cùng quan trọng cho sự phát triển ổn định của thai nhi trong bụng mẹ. Nếu mẹ và gia đình không có tiền sử dị ứng đậu phộng, hãy chăm chỉ bổ sung loại thực phẩm vừa ngon và rẻ này trong bữa ăn hàng ngày. Bé sinh ra sẽ thông minh hơn và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
Đến đây chắc mẹ đã tìm được đáp án cho câu hỏi: “Có thai 3 tháng đầu ăn đậu phộng được không?”. Chúc mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Nguồn tham khảo: Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!