Các cách chăm sóc vết mổ sau sinh trong tuần đầu tiên là: lau từ trước ra đằng sau bằng khăn bông mềm, dùng thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc xịt gây tê. Sang tuần thứ 2, bác sĩ đã tiến hành cắt chỉ. Nếu vết thương ổn định, bạn được trở về nhà để chăm sóc. Lúc này, sản phụ cần lưu ý một số cách chăm sóc vết thương sau mổ đẻ như: tắm bằng nước ấm, tắm nhanh, thoa dung dịch betadin hay povidine 10% để vết thương mau lành, tránh tình trạng bị nhiễm trùng.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Cách chăm sóc vết mổ sau sinh
- Biểu hiện vết khâu sau sinh mổ lành
- Dấu hiệu sẹo lồi đang xuất hiện
- Cách khắc phục sẹo lồi sau sinh
Cách chăm sóc vết mổ sau sinh
Tuần đầu sau sinh
Những ngày đầu tiên sau khi mổ đẻ, các bác sĩ sản khoa sẽ chăm sóc và vệ sinh vết mổ hàng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng được chỉ định dùng các loại thuốc như: kháng sinh, co hồi tử cung, giảm đau,… để tránh bị nhiễm trùng và các biến chứng sau sinh.
Bạn có thể chưa biết:
Những điều mẹ sinh mổ cần biết để vết sẹo mổ đẻ sớm “biến mất”
Vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau? Chăm sóc đúng cách để vết mổ nhanh lành
Khi được xuất viện về nhà, bạn sẽ cảm thấy đau nhức quanh đáy chậu. Cơn đau chỉ nhói lên một lúc hoặc kéo dài dai dẳng. Để giảm sưng đau, mẹ có thể chườm túi nước đá lên vùng quanh vết mổ.
Sang ngày thứ 3, vết mổ được mở băng và để khô tự nhiên. Để chăm sóc vết mổ sau đẻ, mẹ nên dùng khăn bông mềm nhúng nước ấm để lau người, tránh chạm vết mổ. Nếu vết mổ quá đau, mẹ phải nói với bác sĩ để được kê thêm các loại thuốc giảm đau phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý thêm một số cách chăm sóc vết mổ sau sinh để vết thương không bị nhiễm trùng như:
- Lau cơ thể từ trước ra đằng sau bằng khăn bông mềm
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Motrin (Ibuprofen)
- Có thể dùng thuốc xịt gây tê cho các mẹ mới sinh
Dùng khăn bông mềm để lau cơ thể từ trước ra sau, tránh chạm vết mổ
Tuần thứ 2 trở đi
Sang tuần thứ 2, bác sĩ sẽ cắt chỉ cho mẹ (mổ đẻ lần đầu: sau 5 ngày, sinh mổ lần thứ 2 trở lên: sau 7-8 ngày). Các vết mổ bằng chỉ tự tiêu sẽ không cần quá trình này. Nếu tình trạng vết mổ tốt, mẹ sẽ được về nhà để chăm sóc. Để vết thương mau lành, bạn cần thực hiện một số cách chăm sóc vết mổ đẻ sau sinh như:
- Tắm bằng nước ấm, không nên tắm quá lâu và ngâm cơ thể trong bồn. Việc này sẽ làm ướt vết thương, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau này.
- Sau khi tắm xong, dùng khăn bông mềm, sạch thấm khô vết mổ, không cần băng kín
- Giữ và chăm sóc vết mổ sau sinh được khô sạch. Bạn có thể thoa dung dịch betadin hay povidine 10% để giúp quá trình phục hồi nhanh, tránh bị nhiễm trùng.
Biểu hiện vết khâu sau sinh mổ lành
Một vài tháng sau khi sinh mổ, bạn có thể thấy vết khâu mổ đẻ màu đỏ hoặc hồng. Tuy nhiên, đây là tình trạng bình thường nên bạn đừng quá lo lắng. Vết khâu sinh mổ màu đỏ hoặc hồng là một phần của quá trình tự chữa lành vết thương. Theo thời gian, màu sẽ nhạt đi và gần như không nhìn thấy.
Trong một số trường hợp, vết khâu sinh mổ vẫn còn, thậm chí là phát triển thành sẹo lồi. Tiến sĩ Febrianyah Darus SpOG (K) nói rằng: “Những vết khâu sau sinh phát triển và nhô ra trên cơ thể được gọi là sẹo lồi.”
Nguyên nhân gây sẹo lồi sau sinh
“Sẹo lồi phụ thuộc vào gen di truyền hoặc cơ địa của mẹ sau sinh.”, Tiến sĩ Febrianyah trích dẫn từ một bài báo cho hay.
Ngoài ra, việc ma sát do mặc quần áo hoặc nịt ngực sau thời gian phục hồi sức khỏe cũng là một trong những nguyên nhân gây sẹo lồi. Khi vết thương bị cọ xát sẽ kích thích các mô bị tổn thương nhiều hơn.
Ngoài xuất hiện trên bụng, sẹo lồi còn có thể xuất hiện ở những nơi thường xuyên chịu nhiều áp lực như: hàm dưới, cằm, cánh tay và ngực trên.
Dấu hiệu sẹo lồi đang xuất hiện
- Xuất hiện chậm. Thông thường, sẹo lồi phát triển trong vòng từ 3 đến 12 tháng sau khi vết thương lành hẳn.
- Có màu hồng hoặc đỏ khi xuất hiện lần đầu tiên.
- Ngứa và mềm, sau đó thì cứng dần
- Khi sẹo lồi ngừng phát triển, màu sắc của nó sẽ tối hơn.
Khi sẹo lồi ngừng phát triển, màu sắc sẽ tối hơn
Bạn có thể chưa biết:
Những dấu hiệu bất thường ở vết mổ sau sinh không nên chủ quan và cách chăm sóc để mẹ nhanh lành sau sinh mổ
Nhận biết nhiễm trùng vết mổ sau sinh và cách ngăn ngừa cho mẹ bỉm
Cách khắc phục sẹo lồi sau sinh
Để ngăn sẹo lồi phát triển, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách dưới đây:
1. Phẫu thuật
Các mẹ có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ sẹo lồi. Tuy nhiên, điều này thường không được khuyến khích vì nó sẽ khiến cơ thể của mẹ bị yếu đi. Hơn nữa, sẹo lồi cũ cũng có thể xuất hiện trở lại sau phẫu thuật.
Để giảm tình trạng này xảy ra, các bác sĩ thường kết hợp phẫu thuật với các biện pháp khác như: dùng bức xạ hoặc tiêm steroid vào vết sẹo.
2. Tiêm corticosteroid vào sẹo lồi
Tiêm corticosteroid để trị sẹo lồi là một phương pháp an toàn nhưng gây đau đớn. Bạn nên đến bác sĩ để được tiêm corticosteroid, 1-2 tháng tiêm 1 lần, cho đến khi sẹo lồi xẹp hẳn. Dù bị xẹp nhưng các mũi tiêm này có thể làm phần sẹo lồi ửng đỏ vì các mạch máu bị kích thích ở bề mặt da.
3. Dùng tia laser
Phương pháp laser có thể giúp làm phẳng sẹo lồi và làm mờ màu của sẹo. Tuy nhiên, đây là phương pháp tốn kém và cần thực hiện nhiều lần.
Dùng laser trị sẹo lồi là phương pháp khá tốn kém, cần thực hiện nhiều lần
4. Dùng phương pháp áp lạnh
Phương pháp áp lạnh được thực hiện bằng cách sử dụng nitơ lỏng để làm đông lạnh sẹo lồi. Đây là thủ thuật giúp làm xẹp sẹo lồi, nhưng vẫn để lại sẹo thâm trên bề mặt da.
5. Sử dụng gel silicon
Phương pháp này sử dụng một loại gel silicon bọc trên phần da đang mọc sẹo lồi. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ cho ra các kết quả khác nhau ở mỗi người sử dụng.
6. Tiêm thuốc fluorouracil
Thuốc tiêm hóa trị được sử dụng khá thường xuyên để điều trị sẹo lồi. Fluorouracil có thể được tiêm steroid hoặc không có steroid.
7. Dùng Interferon
Interestferon là một loại protein được sản xuất tự nhiên bởi hệ thống miễn dịch để giúp chống lại vi khuẩn hoặc vi rút. Tuy có thể làm giảm sẹo lồi nhưng đến nay vẫn chưa rõ phương pháp này có thể mang lại kết quả vĩnh viễn hay không.
8. Sử dụng tia bức xạ
Đây là một trong những phương pháp trị sẹo lồi phổ biến. Tuy nhiên, một vài người sợ rằng tia bức xạ có thể gây ung thư cho người mẹ.
Qua bài viết trên, bạn đã biết cách chăm sóc vết mổ sau sinh rồi đấy! Tùy vào cơ địa của mỗi người mà vết mổ có thành sẹo lồi hay không. Nếu xuất hiện sẹo lồi và muốn trị sẹo, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này không chỉ giúp sẹo lồi nhanh mờ mà còn tránh những hậu quả không mong muốn khi thực hiện biện pháp chữa trị.
Theo theAsianparent Indonesia
Xem thêm
Vào ngayFanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!