Cách chế biến yến mạch cho bé ăn dặm sao cho ngon, bổ, nhanh là điều mà nhiều mẹ bỉm sữa muốn biết để tiết kiệm thời gian. Dưới đây là 6 công thức chế biến món ăn ngon từ yến mạch để mẹ tham khảo nhé.
Yến mạch là gì?
Cây yến mạch có tên khoa học là Avena Sativa, thuộc họ hàng nhà ngũ cốc, được trồng để lấy hạt. Yến mạch được biết đến là cây có nhiều dưỡng chất nhất trong họ hàng nhà ngũ cốc.
Thành phần dinh dưỡng của yến mạch
Yến mạch có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, bao gồm:
- 66 % carbohydrate
- 11,2 % protein
- 9,2 % chất béo
- 7,1% chất xơ và các thành phần khác như các nguyên tố khoáng chất vi lượng natri, canxi, kali, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng, crôm, mangan, selenium (1 loại chất chống oxy hóa)
- Các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E… chiếm 4.5%.
Lợi ích của yến mạch đối với sức khoẻ
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch
- Kiểm soát đường trong máu
- Giúp giảm cân
- Tác dụng tốt cho hệ thần kinh
- Ngăn ngừa ung thư và các bệnh ở tuyến giáp
- Làm giảm huyết áp
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Giúp lợi tiểu
- Tác dụng làm đẹp
- Lành viết thương & chữa mụn nhọt
Khi nào thì có thể bắt đầu chế biến yến mạch cho bé ăn dặm
Mặc dù hầu như thực phẩm nào cũng có khả năng gây ra dị ứng, yến mạch là một trong những thực phẩm ít gây dị ứng và an toàn nhất để giới thiệu cho bé yêu như một thực ăn mới đầu tiên.
Do đó, các bà mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ làm quen với món ăn này ngay khi trẻ được 6-7 tháng tuổi. Do hàm lượng chất xơ cao, chúng không gây táo bón theo cách mà nhiều loại ngũ cốc khác thường gây ra.
Tất nhiên, bạn nên luôn thảo luận về việc bắt đầu cho bé ăn dặm với bác sĩ của bé. Đặc biệt nếu bạn dự định cho bé bắt đầu trước 6 tháng tuổi.
Trước 6 tháng tuổi, không nên cho trẻ ăn các thực phẩm có chứa gluten, vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Celiac (không dung nạp gluten) của trẻ.
Cách bảo quản yến mạch
Vì là một thực phẩm dễ mốc nên cần được bỏ vào hủ kín và để tại nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, mẹ cũng đừng mua một lần với số lượng quá nhiều nhé.
Cách chế biến yến mạch cho bé ăn dặm
1. Cháo yến mạch cơ bản
Nguyên liệu
- 1/2 Chén yến mạch hữu cơ
- Nước
Cách làm
- Đun sôi đủ nước trong nồi. Thêm yến mạch vào, vừa đổ vào vừa đánh nhẹ nhàng.
- Trong quá trình nấu thì hãy luôn khuấy đều.
- Sau khi nấu chín, để nguội và bé có thể ăn.
- Mẹ cũng có thể thêm sữa công thức (nếu cần), nếu muốn, và bạn sẽ có món cháo yến mạch sữa.
2. Cháo yến mạch táo (trẻ trên 6 tháng)
Nguyên liệu
- 1/4 chén bột yến mạch
- 1 ly nước
- ¼ tsp bơ
- 1 quả táo (cỡ trung bình)
- 1/4 tsp bột hạnh nhân (tuỳ chọn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi thêm)
Cách làm
- Cho yến mạch vào nước trong nồi và nấu trên lửa nhỏ cho đến khi mềm.
- Rửa và gọt vỏ táo và cắt thành lát hoặc xay nhuyễn nếu cần.
- Khi cháo đặc lại, thêm bơ, táo và chất làm ngọt. Khuấy đều.
- Món này ăn khi để nguội và trong tủ mát.
3. Cháo yến mạch sữa với lê
Nguyên liệu
- 1/2 chén yến mạch cán (rolled oat)
- 1 ly nước
- 1 quả lê gọt vỏ và cắt thành những miếng nhỏ
- Sữa (tùy chọn)
Cách làm
- Cho yến mạch cán, nước và lê vào nồi.
- Đem đun sôi trên lửa vừa trong năm đến bảy phút. Khuấy thường xuyên.
- Tắt lửa và cho vào máy xay sinh tố và trộn cho đến khi được độ đặc bạn mong muốn.
4. Sinh tố dâu và yến mạch
Nguyên liệu
- 1/4 chén bột yến mạch chưa nấu chín
- 2 tsp nước ép táo
- 1/4 cốc quả việt quất tươi (hoặc bất kỳ loại quả mọng nào khác)
Cách làm
- Cho bột yến mạch khô vào máy xay sinh tố.
- Đổ nước ép táo và thêm các loại quả vào. Xay tất cả lại với nhau để có một ly sinh tố.
- Đổ hỗn hợp từ máy xay vào cốc hoặc bát và cho bé ăn.
5. Súp yến mạch và rau
Nguyên liệu
- 1 tsp dầu ăn
- 1/4 chén: bắp cải, cà rốt và yến mạch
- 1 chén rau
Cách làm
- Xào bắp cải và cà rốt trong chảo dầu. Sau đó, hêm yến mạch vào và tiếp tục xào.
- Bây giờ đổ phần rau vào và để cho sôi. Thêm muối và hạt tiêu theo khẩu vị.
- Bạn cũng có thể thêm lá bạc hà cho hương vị bạc hà.
6. Bánh cookie yến mạch và chuối (trên 10 tháng tuổi)
Nguyên liệu
- 1/4 chén yến mạch
- 1 quả chuối chín
Cách làm
- Làm nóng lò ở 350ºF (180ºC). Nghiền chuối và nghiền yến mạch.
- Trộn cả hai lại với nhau cho đến khi được hỗn hộp sệt. Sau đó, ngắt một ít bột trong hỗn hợp đó và tạo hình theo sở thích. Làm cho đến khi hết hỗn hợp chuối và yến mạch.
- Nướng chúng trong thời gian ngắn nhất là 10-15 phút. Khi thấy các mẫu bánh chuyển vàng nâu là đã đạt chất lượng.
Cách chế biến yến mạch cho bé ăn dặm rất đa dạng và dễ thực hiện, vì thế sẽ không mất nhiều thời gian của mẹ để chuẩn bị. Nếu mẹ có những công thức khác ngon và bổ, hãy cùng chia sẻ với The AsianParent nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!