X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Người lớn phải làm sao để đảm bảo an toàn cho bé trong nhà?

Mất 6 phút để đọc
Người lớn phải làm sao để đảm bảo an toàn cho bé trong nhà?

Không phải chỉ ra khỏi nhà, trẻ em mới gặp nguy hiểm. Có rất nhiều nguy cơ ngay trong chính ngôi nhà. Đảm bảo an toàn cho bé trong nhà là điều cần thiết.

Có một em bé trong nhà là điều tuyệt vời. Bao nhiêu niềm vui, tâm huyết dồn cả vào bé.

Khi bé cười, căn nhà như rực rỡ hơn. Khi bé khóc, bố mẹ lo quýnh lên. Lần đầu tiên bé biết lẫy, bố mẹ, ông bà đều xúc động không nói nên lời.

Rồi bé sẽ biết bò, biết lăn, biết leo lên leo xuống. Mừng, nhưng cũng lo.

Không biết bé sẽ đi đâu? Ra cầu thang có ngã không? Cầm nắm thứ nguy hiểm không…?

Giữ an toàn trong nhà cho bé

Để đảm bảo an toàn cho bé trong nhà, trước hết, bố mẹ cần ghi nhớ những nơi dễ gây nguy hiểm cho con.

Dây điện, ổ điện

Dam-bao-an-toan-cho-be-trong-nha

Rất nhiều trường hợp trẻ bị giật đến tử vong

Không sai. Đây là những thứ con rất tò mò. Nhìn nó hay hay, lại có lỗ, vừa với đồ chơi. Rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi bé lại gần ổ điện hay sờ vào dây điện.

Kinh nghiệm là bọc dây điện trong thanh nhựa để bảo vệ con. Hoặc để dây lên quá tầm với. Với ổ điện, có thể sử dụng miếng cao su bịt vào.

Một bí quyết nữa là hãy đánh thật đau vào tay con khi con nghịch ổ điện. Lần sau, bé sẽ không tái diễn.

Cầu thang

Đây là địa điểm trực tiếp gây nguy hiểm cho bé. Nếu ngã, bé có thể bị chấn thương nặng. Thậm chí, nhiều bé còn gãy cổ dẫn đến tử vong.

Hãy đặt những tấm cửa chắn ở cầu thang. Cảnh báo con về mức độ nguy hiểm. Dặn dò thường xuyên để con không quên điều này.

Thùng rác

Thùng rác có nhiều đồ nhỏ, vừa miệng con. Chưa kể việc không hợp vệ sinh, những vật nhỏ đấy hoàn toàn có thể khiến con bị hóc, bị nghẹn, tắc thở và tử vong.

An toàn trong phòng tắm

Dam-bao-an-toan-cho-be-trong-nha

Bồn tắm là nơi diễn ra nhiều vụ ngộp thở thương tâm

Mặc dù không muốn nói, nhưng vẫn phải kể ra. Chết đuối là một trong những nguyên nhân tai nạn dẫn đến tử vong hàng đầu trong độ tuổi từ 1 – 4 tuổi. Đa số những trường hợp trẻ đuối nước là do bị rơi xuống bể bơi hoặc vùng có nhiều nước như bồn tắm. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể bị ngạt thở khi bị rơi xuống những vùng nước rất nhỏ chỉ khoảng 25 – 30 cm.

Hãy cẩn trọng khi con có thể vào bồn tắm. Nhớ lưu ý những điều sau:

– Đảm bảo rằng những đồ vật chứa chất hóa học như thuốc tẩy rửa nhà vệ sinh, nước giặt, dầu gội, tẩy trang, sơn móng tay, dao cạo râu… được để xa tầm với của trẻ hoặc để trong tủ khóa lại.

– Trải thảm chống trơn trong sàn nhà tắm. Chuẩn bị một đôi dép cho bé khi bé đến tuổi tập đi.

– Tắt bình nóng lạnh khi đang tắm cho trẻ. Luôn khóa vòi nước tổng lại nếu trong bình còn nước nóng. Thiết kế vòi vặn hoa sen cao quá tầm với của trẻ.

– Sử dụng nắp vệ sinh với kích cỡ phù hợp với bé. Dạy con đóng bồn sau khi sử dụng.

Cẩn thận ở trong bếp

Dam-bao-an-toan-cho-be-trong-nha

Dao kéo trong bếp có sức sát thương lớn

Bếp núc, nơi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với trẻ. Nếu trẻ đã biết lẫy, bò hay đi, tuyệt đối để mắt đến con khi con vào trong bếp.

– Mua khóa để khóa tủ lạnh lại.

– Khi nấu ăn trên bếp gas, luôn quay tay cầm của chảo, nồi vào bên trong để bé không thể với tới và kéo xuống. Khóa gas, van ga sau khi nấu ăn. Sử dụng dụng cụ báo rò rỉ bếp gas.

– Để lò vi sóng, lò nướng, tủ, dao, thớt lên quá tầm với của trẻ. Rút phích cắm các thiết bị này sau khi sử dụng xong.

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Trong phòng ngủ

Người lớn phải làm sao để đảm bảo an toàn cho bé trong nhà?

Đảm bảo an toàn cho bé trong nhà

Mặc dù đây là nơi khá an toàn, song vẫn rất nhiều vấn đề. Lường trước được những vấn đề này, bố mẹ sẽ giảm thiểu lo âu.

– Không treo kệ, tủ sách ở phía trên giường của trẻ.

– Cũi phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đệm phù hợp với kích cỡ của cũi, sử dụng quây cũi.

– Tủ thuốc phải để cao quá tầm với của trẻ và khóa lại.

– Nên dùng đệm thay cho giường.

– Nếu có giường tầng, dặn các con không được nhảy xuống đất từ tầng 2.

Phòng khách

Người lớn phải làm sao để đảm bảo an toàn cho bé trong nhà?

Thận trọng khi bé ở phòng khách

Nếu muốn cuối tuần không phát bực vì dọn dẹp đống đổ nát trong phòng khách, hãy lưu ý những điều này.

– Đồ dễ vỡ như lọ hoa, khung ảnh… để ngoài tầm với của trẻ.

– Treo ti vi lên trên cao

– Bịt cạnh bàn và những đồ nội thất có đầu nhọn.

– Sử dụng chặn cửa để bé không thể tự đóng/mở cửa.

Lời kết

Việc đảm bảo an toàn cho bé trong nhà rất quan trọng. Nó không chỉ quyết định sức khỏe của con mà thậm chí, ảnh hưởng đến cả tính mạng. Trong nhiều trường hợp, mặc dù trang trí nhà có thể xấu hơn, nhưng chúng tôi khuyên là nên sử dụng những đồ vật ít gây nguy hiểm cho trẻ. Ví như đồ bằng nhựa, inox… Hãy để mắt đến con dù trong hoàn cảnh nào.

Xem thêm:

Làm sao để giữ an toàn cho bé từ khi con mới biết bò?

Khử mùi hôi của bình sữa bằng cách này, vừa sạch vừa an toàn cho bé!

Hướng dẫn mẹ chọn túi trữ đông sữa đúng cách và đảm bảo an toàn cho bé!

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

DAVE

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Người lớn phải làm sao để đảm bảo an toàn cho bé trong nhà?
Chia sẻ:
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it