Dấu hiệu bé tập ngồi bố mẹ dễ nhận ra là cổ bé đã cứng và có thể kiểm soát phần thân tốt. Tuy nhiên, khi vừa tập, bé sẽ chưa thể ngồi thẳng lưng và thường xuyên ngã về phía trước, để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên ở cạnh để hỗ trợ bé khi cần.
- Thời điểm bé bắt đầu có dấu hiệu tập ngồi
- Những điều bố mẹ cần biết
- Bố mẹ nên chuẩn bị gì để hỗ trợ bé?
- Lưu ý trong quá trình cho trẻ tập ngồi
- Giai đoạn sau khi bé tập ngồi
- Phụ huynh cần làm gì nếu trẻ không có dấu hiệu tập ngồi?
Thời điểm bé bắt đầu có dấu hiệu tập ngồi
Ngồi là 1 trong những cột mốc phát triển quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng vận động của trẻ. Khi biết ngồi, trẻ sẽ có góc nhìn và tiếp cận mới về thế giới, đồng thời việc học ngồi cũng giúp cho các bữa ăn của bé thuận tiện và thú vị hơn.
Trẻ sơ sinh trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau để hoàn thiện kỹ năng vận động. Thông thường, trẻ biết lẫy khi được 3-4 tháng tuổi và chuyển sang biết chống tay, tự ngồi khi được 6-7 tháng tuổi. 1 số bé 5-6 tháng đã thuần thục kỹ năng ngồi và đa phàn các bé sẽ thành thạo kỹ năng này khi được 7-9 tháng tuổi.
Mẹ có thể quan tâm:
Lịch mọc răng và cách chăm sóc răng miệng cho trẻ
Khi bé 4 tháng tuổi vẫn không thể giữ đầu ngẩng lên hoặc sang tháng thứ 9 mà vẫn không thể ngồi thì ba mẹ nên cho bé đi khám chuyên khoa nhi để xác định liệu bé có bị chậm phát triển kỹ năng vận động thô hay không.
Trẻ mấy tháng tập ngồi thì hợp lý? Vào tháng thứ 4, phần đầu và cơ cổ của bé sẽ trở nên cứng cáp hơn. Lúc này, bé có thể ngẩng cao và giữ yên phần đầu mỗi khi lật. Đây cũng là giai đoạn mà đa số trẻ nhỏ bắt đầu quá trình tập ngồi. Quá trình tập ngồi diễn ra trong khoảng 4 – 5 tháng. Khi được 8 tháng tuổi là lúc bé đã có thể ngồi vững vàng hơn.
Dấu hiệu bé tập ngồi có thể xuất hiện từ tháng thứ 4
Những điều bố mẹ cần biết
Dấu hiệu bé muốn tập ngồi là gì? Dấu hiệu bé sẵn sàng tập ngồi là những dấu hiệu nào? Đây là những thắc mắc của bậc làm cha làm mẹ. Một trong những dấu hiệu bé muốn ngồi đầu tiên mà bố mẹ có thể nhận thấy là bé tìm cách ngẩng cao và giữ vững phần đầu. Sau đó, bé sẽ dùng cánh tay để nâng người lên và giữ phần ngực không chạm sàn. Đây là những động tác cơ bản để giúp phần cơ của bé phát triển khỏe mạnh. Đến khi cơ đã đủ cứng cáp, bé sẽ đủ sức đẩy cơ thể lên cao để ngồi.
Tập ngồi là một quá trình không dễ dàng đối với trẻ nhỏ. Khi vừa tập, bé sẽ chưa thể ngồi thẳng lưng và thường xuyên ngã về phía trước. Mặc dù bé có thể ngồi một khoảng thời gian ngắn mà không cần phụ huynh giúp nhưng để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên ở cạnh để hỗ trợ bé khi cần.
Tập ngồi là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì
Bố mẹ nên chuẩn bị gì để hỗ trợ bé?
Trong giai đoạn bé tập ngồi, sự hỗ trợ của bố mẹ sẽ giúp bé dễ dàng thực hiện hơn. Dưới đây là những điều mà phụ huynh cần chuẩn bị để cùng bé sẵn sàng “chiến đấu” suốt quá trình tập ngồi. Trong trường hợp cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu bé muốn tập ngồi:
- Bố mẹ tập cho bé cách nâng cao đầu và ngực. Điều này giúp cơ cổ phát triển cứng cáp, đồng thời luyện khả năng kiểm soát phần đầu khi ngồi. Bố mẹ cũng có thể cùng bé chơi trò úp mặt xuống rồi nhanh chóng ngẩng đầu lên. Hành động này sẽ giúp bé làm quen với việc tự ngồi dậy.
- Phụ huynh sử dụng đồ chơi sáng màu phát nhạc để kiểm tra khả năng nghe và nhìn của bé. Khi bé đã tự tin ngồi vững, bạn có thể đặt món đồ bé yêu thích ở xa. Lúc nhìn thấy, trẻ sẽ tìm cách với lấy chúng. Nhờ vậy, bé sẽ học được cách giữ thăng bằng khi ngồi.
- Bố mẹ hoặc người trông trẻ cần theo dõi sát quá trình tập ngồi của bé. Bạn tuyệt đối không nên bỏ bé ngồi một mình trong giai đoạn đầu.
- Khi tập ngồi cho bé, bố mẹ hãy sử dụng gối hoặc đệm êm chèn xung quanh khu vực bé ngồi. Nếu bé ngã cũng sẽ không bị tổn thương.
- Sự động viên của phụ huynh là điều vô cùng quan trọng. Hãy tích cực cổ động mỗi khi bé muốn “trình diễn” kỹ năng ngồi của mình bố mẹ nhé!
Bố mẹ nên trang bị kiến thức để hỗ trợ bé tập ngồi
Lưu ý trong quá trình cho trẻ tập ngồi
Có một số lưu ý khi tập ngồi cho trẻ mà cha mẹ cần ghi nhớ để đảm bảo sự phát triển và an toàn của bé:
- Để bé phát triển tự nhiên: Trẻ mấy tháng biết ngồi? Trung bình thời gian trẻ bắt đầu tập ngồi sẽ thường diễn ra sau 4 tháng tuổi. Cha mẹ không nên bắt ép bé ngồi quá sớm và cũng không nên thúc giục nếu bé chưa bắt đầu tập ngồi, hãy để bé phát triển tự nhiên vào thời điểm thích hợp nhất.
- Hạn chế sử dụng ghế tập ngồi và xe tập đi: Hai loại ghế và xe này không đem đến nhiều lợi ích giúp bé ngồi hay đi nhanh hơn. Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park chia sẻ “Hiện nay trên thị trường, có nhiều loại ghế tập ngồi cho trẻ với các kiểu dáng và chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, theo các nhà vật lý trị liệu nhi khoa, việc tập cho trẻ ngồi khi trẻ chưa thể ngồi thẳng và kiểm soát được thân và đầu có thể làm cản trở và ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên các kỹ năng của trẻ. Bố mẹ nên quan sát sự cứng cáp của con để chọn lựa thời điểm tập cho trẻ ngồi và đừng phụ thuộc quá nhiều vào những công cụ hổ trợ này”.
- Quan sát bé mọi lúc: Trong quá trình bé tập ngồi, cha mẹ cần phải theo sát và luôn để mắt quan sát đến bé mọi lúc. Bởi lúc này bé chưa thể ngồi cứng được và sẽ dễ bị mất trọng tâm, cha mẹ cần nhìn để đỡ bé kịp thời, đảm bảo an toàn cho bé.
Mẹ có quan tâm:
10 Bí quyết giúp bé trai tập ngồi bô siêu vui vẻ và nhẹ nhàng
Giai đoạn sau khi bé tập ngồi
Bé tập ngồi lúc mấy tháng? Sau khi ngồi vững, bé sẽ chuyển sang giai đoạn tập di chuyển tới lui bằng đôi tay và đôi chân. Thông thường, trẻ con sẽ tập bò vào tháng thứ 6 – 7. Một số bé thì đến 10 tháng tuổi mới có thể bò thành thạo. Từ 7 đến 9 tháng tuổi bé đã có thể tập ngồi. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi bé tập ngồi lúc mấy tháng.
Theo lời khuyên từ các bác sĩ nhi khoa, khi bé đã có thể ngồi vững vàng và không cần quá nhiều sự hỗ trợ từ phụ huynh, đó là lúc bạn có thể cho bé làm quen với thức ăn đặc.
Phụ huynh cần làm gì nếu trẻ không có dấu hiệu tập ngồi?
Mỗi đứa trẻ sẽ có quá trình phát triển các kỹ năng với mức độ nhanh chậm khác nhau. Việc kiểm soát phần đầu là vô cùng quan trọng. Bởi đó là điều kiện tiên quyết để bé có thể ngồi vững. Nếu đến 4 tháng tuổi mà bé chưa có dấu hiệu ngẩng đầu, đồng thời chưa biết chống tay để nâng người lên, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.
Nguồn tham khảo: Cột mốc quan trọng của bé: Biết ngồi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!