Bé mấy tháng biết ngồi? Mẹ có thể tự tập cho trẻ ngồi khi được 4 tháng tuổi và hầu hết các bé sẽ có thể ngồi vững mà không cần hỗ trợ khi được 8-9 tháng tuổi.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Mấy tháng bé biết ngồi?
- Lợi ích khi bé đã biết ngồi
- Mẹ làm thế nào để giúp bé tập ngồi?
- Lưu ý khi bé học ngồi
Bé mấy tháng biết ngồi?
Điều kiện để trẻ có thể ngồi vững là phần đầu và cơ cổ của trẻ phải mạnh mẽ và cứng cáp. Những phần cơ bắp này bắt đầu phát triển dần dần từ khi bé mới sinh ra. Mẹ cũng có thể tăng cường chức năng của các cơ bắp của trẻ bằng cách giúp nâng đầu bé dậy khi bé đang nằm sấp.
Có thể bạn chưa biết:
6 cách để tập ngồi cho bé hiệu quả cha mẹ nên biết
Bé biết ngồi khi nào? Cách cha mẹ có thể giúp con tập ngồi
Mấy tháng trẻ biết ngồi? Theo các chuyên gia, mẹ có thể tự tập cho trẻ ngồi khi được 4 tháng tuổi và hầu hết các bé sẽ có thể ngồi vững mà không cần hỗ trợ khi được 8-9 tháng tuổi. Ngoài ra việc trẻ mấy tháng biết ngồi còn phụ thuộc vào thể chất của trẻ. Ví dụ như với những trẻ sinh non thời gian biết ngồi sẽ lâ hơn những trẻ khác. Hoặc những trẻ sinh ra bị còi xương, thiếu cân sẽ có sự phát triển chậm hơn một chút so với các em bé khác một chút.
Hầu hết những đứa trẻ bắt đầu học ngồi một mình trong khoảng 4 – 8 tháng tuổi. Đó là lúc mà trẻ lẫy thành thạo và giữ cho đầu mình ngẩng lên được. Trong khoảng thời gian bé tập bò, tức là vào tầm 6-8 tháng. Một khi biết bò, ắt bé đã ngồi rất thành thạo. Đến 8 tháng tuổi, khoảng 90% trẻ có thể tự ngồi trong vài phút mà không cần ai giúp đỡ.
Lợi ích khi bé đã biết ngồi
Ngồi được xem là cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh, bởi tư thế ngồi sẽ giúp bé có một cái nhìn mới về thế giới xung quanh. Bé có thể nhìn bao quanh mọi hướng, không còn bị giới hạn khả năng nhìn khi chỉ biết nằm ngửa.
Bên cạnh đó, khi đã biết ngồi bé có thể chồm người về phía trước, hai tay chống lên tạo điều kiện cho bước phát triển tiếp theo là tập bò rồi đến tập đứng và cuối cùng là chập chững bước đi. Lúc ngồi vững thì hai thay của bé đã được “tự do” nên có thể thoải mái khám phá những món đồ chơi yêu thích.
Ngoài ra, theo các chuyên gia khi bé đã ngồi vững cũng là giai đoạn tập cho bé ăn dặm.
Mẹ làm thế nào để giúp bé tập ngồi?
Mẹ đã biết trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi. Vậy mẹ hãy học cách tập cho con ngồi sao cho an toàn nhất nhé.
Trước tiên, nên thử cho bé tự ngồi dựa lưng vào tấm đệm mềm để bé quen với việc giữ thăng bằng. Nếu bé khó khăn, mẹ có thể dùng những chiếc gối dành cho bé tập ngồi để hỗ trợ. Luôn ở cạnh để giữ an toàn cho con.
Mẹ có thể ngồi theo kiểu bắt chéo chân trên sàn và đặt bé ở giữa, để bé tựa đầu thoải mái vào bụng mẹ khi ngồi. Cách này giúp bé thực hành khả năng cân bằng, giúp phát triển cơ cổ và cơ lưng.
Tránh cho bé ngồi trên ghế ôtô. Ở giai đoạn biết ngồi, bé chưa thể tự mình ngồi trên ghế ôtô được.
Có thể bạn chưa biết:
Giải đáp thắc mắc của các mẹ bỉm sữa: Bé mấy tháng biết trườn
Tập cho bé ngồi thẳng lưng từ giai đoạn nào để bé có dáng ngồi chuẩn?
Tập cho con ngồi từ tư thế bò
Mẹ đặt bé nằm sấp và giúp con chống hai tay lên để chuyển sang tư thế bò quỳ gối. Mẹ từ từ đưa hai tay bé về phía đầu gối và lần lượt đưa từng chân về tư thế ngồi. Mẹ hãy dùng một tay để đỡ bụng bé phòng trường hợp ngã. Mỗi ngày chỉ cần thực hiện 5-6 lần như vậy. Cách này sẽ giúp bé tập nghiêng người sang một bên và lấy thăng bằng dần khi di chuyển theo ý mình.
Kích thích vận động bằng đồ chơi
Mẹ hãy dùng một chú gấu bông hay những món đồ chơi đầy màu sắc để giúp cho phản ứng của bé tự động phát huy. Nếu con muốn lấy chúng mà không có sự giúp đỡ thì bắt buộc con phải tự mình sử dụng các cơ để có thể ngồi vững và không bị ngã.
Bài tập này có thể được áp dụng cho mọi giai đoạn từ tập lẫy, tập bò,… Mẹ cần lưu ý nếu dùng bài tập này là hãy cho bé được nghỉ ngơi và chơi đồ chơi mình yêu thích khi bé đã bắt đầu mất bình tĩnh.
Lưu ý khi bé học ngồi
Lúc đầu để bé tự ngồi, mẹ nên trông chừng bé cẩn thận. Bé đang ngồi vững nhưng có thể ngã ngay sau đó mà không biết tự dùng tay chống đỡ. Lần đầu tiên, nhiều bé có thể tự ngồi trong vòng 20-30 giây trước khi bị ngã. Do đó, bé cần thêm thời gian để luyện tập cho đến khi ngồi vững một mình.
Luôn luôn theo sát để hỗ trợ cho bé, tránh tối đa trường hợp để bé bị té ngã.
Dùng gối, chăn, màn hay lót thảm mềm để hỗ trợ cho bé tập ngồi, để cho dù có ngã cũng không ảnh hưởng đến sự an toàn cũng như sức khỏe bé.
Ngay cả khi trẻ đã có thể ngồi vững, mẹ cũng không nên cho trẻ ngồi trên ghế xe hơi. Nếu cần phải di chuyển bằng xe hơi, mẹ nên dùng loại ghế ngồi dành riêng cho bé.
Trong quá trình tập ngồi, mẹ không nên để cho bé dựa hoàn toàn vào sản phẩm hỗ trợ tập ngồi. Vì những sản phẩm trên sẽ làm bé trở nên lười ngồi hơn.
Như vậy, phần lớn các bé có thể tự ngồi vững khi được 8 tháng tuổi. Nếu 8-9 tháng tuổi, bé không thể ngồi dù được ba mẹ trợ giúp hoặc không thể ngồi trong chiếc ghế tập ngồi, mẹ nên đưa bé đi khám.
Theo theAsianparent
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!