theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé theo lời bác sĩ!

Mất 6 phút để đọc
•••
Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé theo lời bác sĩ!Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé theo lời bác sĩ!

Một chuyên gia về tiết niệu nhi chuyên về các vấn đề về vệ sinh, sẽ cho bạn biết điều này: Trẻ em dưới 3 tuổi không nên quản lý thói quen vệ sinh của mình quá nhiều.

Có nên xi tè sớm cho bé? Tập xi tè sớm cho bé có hại nhiều hơn lợi ích! Một chuyên gia về tiết niệu nhi sẽ cho bạn biết điều này!

Bên cạnh đó, mẹ có nên đóng bỉm 24/24 cho trẻ sơ sinh? Khi nào nên bỏ bỉm cho bé?

Nhiều người có thói quen xi tè cho bé từ sớm

Có nên xi tè sớm cho bé? Đây là 1 quan niệm sai lầm, thói quen xi tè cho bé sẽ khiến bé có nguy cơ cao hơn bị các bệnh liên quan đến thận, bàng quang.. trong tương lai.

Không phải là trẻ nhỏ không nên tập ngồi bô. Chắc chắn là bé có thể được đào tạo. Nhưng biết làm thế nào để ngồi trên bô không giống việc đáp ứng sự thúc giục nhu cầu của cơ thể.

Hầu như ông bà nào thuộc thế hệ trước cũng xem việc xi bé đi vệ sinh là chuyện bình thường. Ông bà có quan điểm nuôi con khác với thế hệ trẻ ngày nay và thường muốn xi bé đi vệ sinh rất sớm.

"<yoastmark

Một lý do để tập xi tè cho bé sớm là để bé biết đi tè ở những thời điểm nhất định, giúp bé sớm bỏ bỉm, tránh bị hăm, bị rôm sảy. Tuy nhiên, điều này chỉ mang lại thuận tiện cho cha mẹ, ông bà chứ không có lợi cho cơ thể của bé.

Ngày nay các bố mẹ nuôi dạy con theo kiểu “lấy bé làm trung tâm”, có nghĩa là bố mẹ quan sát bé đến khi nào thấy bé có biểu hiện quan tâm đến việc tự đi tè, tự ngồi bô thì mới tập cho bé.

Vì sao không nên tập xi tè cho bé từ sớm?

Bàng quang của bé lớn lên và hoàn chỉnh cho đến lúc 3 tuổi. Bàng quang của bé sẽ phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do. Nghĩa là khi bàng quang đầy, bé sẽ tự tè.

Khi chúng ta tập xi tè cho bé, tức là không để bàng quang của bé được tích nước cho tới lúc đầy, mà buộc bé phải đi tè vào những thời điểm nhất định.

tap-xi-te-som-cho-be

Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé theo lời Bác Sỹ!

Điều này làm bàng quang phát triển không tốt, sau này có thể khiến bé gặp những trục trặc.

Nó cũng dễ dẫn tới táo bón, suy thận và thậm chí nhiễm trùng đường tiểu, chủ yếu là vì bé giữ các chất thải trong đường ruột lâu hơn bình thường.

Như vậy, không nên nôn nóng tập xi tè cho bé. Hãy để bé là em bé đúng nghĩa, mặc bỉm, tè dầm, làm ướt chăn màn, mẹ nhé.

Khi tập xi tè cho bé, chúng ta đã can thiệp vào quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể. 

Vậy thì khi nào có thể dạy bé đi vệ sinh?

Nói như vậy cũng không có nghĩa là để bé cứ tự tè (tè dầm) tới năm 3 tuổi, mà khi bé đã có thể hiểu và giao tiếp với mẹ, bạn có thể dạy bé khi muốn tè thì báo cho mẹ “tè” hoặc ra dấu hiệu nào đó.

Mấu chốt là để bé đi tè khi bé mắc tè chứ không phải đi tè khi mẹ bảo bé đi tè (bằng cách xi tè).

"<yoastmark

Thường là gần 2 tuổi bé sẽ biết tự đi vệ sinh bởi lúc này bé đã nói rành rọt, biết báo cho cha mẹ biết điều bé cần, biết gọi khi muốn đi tè hay ị, nhiều bé đã chịu ngồi bô.

Khi bé biết kêu gọi cha mẹ cho bé đi tiểu, đi ị, hoặc bé biết tự tiểu tiện thì cha mẹ nhớ khen ngợi để bé hãnh diện vì bé đã lớn nhé.

Nhưng cha mẹ cũng không nên chế diễu hay phạt nếu bé chưa biết tự vệ sinh. Hãy kiên nhẫn với bé.

Có nên xi tiểu cho bé không? Một số mẹo giúp mẹ tập cho bé đi vệ sinh dễ dàng hơn

Trước khi cho bé đi vệ sinh, mẹ có thể làm động tác vuốt nhẹ người con để tạo cho bé cảm giác rùng mình, điều đó gián tiếp giúp bé hiểu cảm giác mắc tiểu là như thế nào. Sau đó bé có thể ra ký hiệu với mẹ rằng “con mắc tiểu mẹ ạ”.

Đối với những trẻ đã ngồi vững, mẹ có thể tập cho bé ngồi bô dần dần. Hãy bắt đầu với những loại có màu sắc bắt mắt, trang trí đáng yêu để dễ dàng thu hút trẻ hơn.

Để tập cho bé đi vệ sinh, mẹ nên mở tivi hay youtube những chương trình dành cho mẹ và bé, hoặc sách truyện trong đó có cảnh em bé đi vệ sinh để cho con xem.

Bố mẹ cần kiên nhẫn: nhiều mẹ thiếu sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng và quyết tâm nên tập mãi mà con không tự đi vệ sinh được. Nên nhớ khi tập cho con những việc này, cần phải có thời gian và qua từng bước.

Có nên đóng bỉm 24/24 cho trẻ sơ sinh? Khi nào nên bỏ bỉm cho bé? 

Mẹ không nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày. Theo bác sĩ Sameer, giữa những lần thay tã, khi massage cho bé hoặc sau khi tắm, bạn nên để bé “thả rông” 15–20 phút để da khô thoáng và tránh các bệnh hăm tã, ngứa ngáy khó chịu.

Chỉ nên đóng bỉm cho trẻ khi trẻ từ sơ sinh cho đến khi bé được khoảng 1 – 2 tuổi. Đến thời điểm này, phụ huynh cần hướng dẫn cho bé cách quen dần với việc không đóng bỉm, thay vào đó là dạy con cách đi vệ sinh hợp lý.

Nguồn – BABBLE – THE DANGERS OF POTTY TRAINING TOO EARLY

Xem thêm:

  • 3 mẹo để tập cho bé đi vệ sinh tại nhà hiệu quả
  • Hướng dẫn cách luyện cho bé yêu tự đi vệ sinh đúng cách
  • Có bao nhiêu cách tập cho bé gọi đi vệ sinh bố mẹ nên biết?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé theo lời bác sĩ!
Chia sẻ:
•••
  • Bé 11 tháng - Bé bắt đầu tập đi, tập nói và những lưu ý khi chăm sóc trẻ!

    Bé 11 tháng - Bé bắt đầu tập đi, tập nói và những lưu ý khi chăm sóc trẻ!

  • Trẻ 6 tuổi 11 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 11 tháng và những cột mốc phát triển

  • Trẻ sơ sinh có 7 dấu hiệu này chắc chắn lớn lên sẽ trở thành thiên tài

    Trẻ sơ sinh có 7 dấu hiệu này chắc chắn lớn lên sẽ trở thành thiên tài

  • Sinh mổ ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

    Sinh mổ ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

app info
get app banner
  • Bé 11 tháng - Bé bắt đầu tập đi, tập nói và những lưu ý khi chăm sóc trẻ!

    Bé 11 tháng - Bé bắt đầu tập đi, tập nói và những lưu ý khi chăm sóc trẻ!

  • Trẻ 6 tuổi 11 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 11 tháng và những cột mốc phát triển

  • Trẻ sơ sinh có 7 dấu hiệu này chắc chắn lớn lên sẽ trở thành thiên tài

    Trẻ sơ sinh có 7 dấu hiệu này chắc chắn lớn lên sẽ trở thành thiên tài

  • Sinh mổ ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

    Sinh mổ ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
Bài viết
  • cộng đồng
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
  • Sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Phong cách sống
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
Công cụ
  • ?Cộng đồng
  • Theo dõi thai kỳ
  • Theo dõi bé yêu
  • Công thức
  • Thức ăn
  • Bình chọn
  • VIP Parents
  • Cuộc thi
  • Photobooth

Tải app của chúng tôi

  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Hướng dẫn cộng đồng
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
  • Công cụ
  • Bài viết
  • ?Hỏi & Đáp
  • Bình chọn
Xem trong app