Tập ngồi bô cho bé trai thường khó và mất thời gian hơn vì bé hiếu động, không chịu ngồi một chỗ. Bố mẹ hãy bắt đầu cho bé tập ngồi bô khi bé sẵn sàng và không ép bé. Bé sẽ thích ngồi bô hơn khi vui vẻ và tự hào với hành trình bỏ tã của mình.
Thời điểm tốt nhất để tập ngồi bô cho bé trai
Dạy bé trai cách ngồi bô sẽ cần sự hợp tác từ bé và cả sự kiên nhẫn của bố mẹ. Chìa khóa để luyện tập thành công là bắt đầu khi bé sẵn sàng. Có bé sẽ có thể tập ngồi bô từ 18 tháng. Nhưng cũng có trẻ phải tới 3 tuổi mới sẵn sàng.
Dấu hiệu có thể nhận biết là bé biết tự cởi quần, biết gọi bố mẹ khi muốn đi vệ sinh. Bé trai thường sẽ cần dùng tã lâu hơn vì chúng hoạt động nhiều hơn và hiếu động hơn.
Để bé nhìn và học hỏi
Trẻ mới biết đi học mọi thứ bằng cách bắt chước. Bố mẹ có thể cho bé xem bố đi vệ sinh khác mẹ như thế nào. Đó là cách rất tốt để giải thích về cách con trai sử dụng bô.
Và hãy lưu ý sử dụng từ chính xác khi mô tả bộ phận cơ thể. Gọi bộ phận cơ thể bằng những cái tên khác sẽ khiến trẻ bối rối.
Mua đúng loại bô cho bé trai
Bố mẹ nên mua bô cho trẻ em để trẻ không cảm thấy sợ khi ngồi bồn cầu to của bố mẹ. Và cần mua loại thoải mái và chắc chắn, bé có thể dễ dàng lên xuống bô.
Giúp con bạn thoải mái với bô
Hãy để con quen với bô của mình. Bố mẹ có thể viết tên bé lên bô và để bé trang trí bô. Sau đó hãy cho bé tập ngồi mà vẫn mặc nguyên quần áo.
Sau một tuần, hãy bảo bé thử tụt quần và ngồi vào bô. Nếu bé không chịu, bố mẹ có thể dùng thú bông yêu thích để làm mẫu cho trẻ. Không nên ép trẻ vì điều đó chỉ khiến trẻ ghét ngồi bô hơn.
Cho bé thử đồ lót
Hãy cho trẻ thấy hào hứng khi được mặc đồ lót và ngồi bô thay vì phải mặc tã cả ngày. Bố mẹ có thể đưa trẻ đi mua đồ lót để bé chọn bất cứ hình gì bé thích. Nếu trẻ ngần ngại mặc thử, bố mẹ hãy cho bé mặc quần lót ngoài tã.
Lập lịch trình dạy bé ngồi bô
Tập cho trẻ ngồi bô cần phụ thuộc vào lịch trình hàng ngày của bố mẹ và việc bé có đi nhà trẻ không. Nếu bé đi nhà trẻ, bố mẹ cần phối hợp với giáo viên vào ban ngày.
Các chuyên gia đều cho rằng tốt nhất nên cho bé mặc quần lót cotton để bé có thể cảm thấy quần ướt. Mặc dù như thế cũng có nghĩa là bố mẹ sẽ phải dọn dẹp nhiều hơn. Bạn vẫn có thể sử dụng tã khi bé đi ra ngoài chơi hay ngủ vào ban đêm.
Dạy bé ngồi trước, rồi đứng
Ban đầu, bố mẹ có thể cho bé tập ngồi tiểu. Như thế bé sẽ biết rằng nước tiểu phải rơi vào bô. Bé sẽ không bị mất tập trung và vẩy nước tiểu khắp nơi.
Không nên cho bé ngồi quá lâu, chỉ dưới 15 phút là đủ. Khi bé đã quen ngồi, bố mẹ có thể tập cho bé đi tiểu đứng.
Cho bé tập không mặc tã
Cho bé không mặc tã và không mặc quần khi chơi là cách tốt nhất để trẻ biết khi mình cần đi vệ sinh. Bố mẹ hãy đặt bô ở một nơi dễ tiếp cận khi bé chơi. Bố mẹ nhớ không để bé chơi trên thảm hay đồ nội thất vì có thể bé sẽ chưa biết ngồi bô.
Nên để ý cả những dấu hiệu khi bé mắc tiểu – ví dụ như nhảy lên nhảy xuống tại chỗ. Bạn có thể thực hiện việc này bất kì khi nào, ví dụ như vào cuối tuần hoặc vào buổi tối. Càng dành nhiều thời gian không mặc tã, bé sẽ học ngồi bô nhanh hơn.
Kỉ niệm một thành tích của bé
Chắc chắn bé sẽ đôi lên tè dầm ra quần, nhưng bé vẫn sẽ tận hưởng thành tựu khi tè được vào bô. Ba mẹ có thể kỉ niệm dịp ấy. Hãy cho bé thấy bé đã đạt một cột mốc mới bằng cách thưởng cho bé môt món quà của bé trai “trưởng thành”. Ví dụ như bé được ở công viên lâu hơn, hay được chơi một trò chơi điện thoại mới.
Cho bé tặng lại tã thừa của mình
Khi bé đã không còn mặc tã nữa cũng là một dấu mốc quan trọng của bé. Bố mẹ có thể giúp bé cảm thấy tự hào bằng cách để bé tặng lại tã chưa dùng cho một gia đình có trẻ nhỏ. Thậm chí bố mẹ có thể sáng tác điệu nhảy “không còn tã” để kỉ niệm cùng bé.
Chắc chắn bố mẹ sẽ vài lần bực mình khi tập ngồi bô cho bé trai. Nhưng hãy cố gắng giấu đi cảm xúc ấy để trẻ cảm thấy hành trình bỏ mặc tã rất vui vẻ và thú vị. Khi đó, tập ngồi bô sẽ không quá áp lực với bé.
Theo babycenter.com
Xem thêm
Bé đi nhón chân có phải bị tự kỷ không?
7 quy tắc an toàn khi đi thang cuốn cùng bé
Chuẩn bị đồ cho bé đi nhà trẻ : 10 vật dụng cần thiết nhất
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!