Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Việc cho trẻ sơ sinh nằm võng có nhiều tác hại hơn ta tưởng, tiềm ẩn nguy cơ làm cong lưng và lệch cột sống của trẻ, hơn nữa còn ảnh hưởng đến não bộ non nớt của trẻ.
Vì sao mẹ Việt có thói quen cho em bé sơ sinh nằm võng?
Nhiều bố mẹ vẫn cho em bé sơ sinh nằm võng và đung đưa dỗ trẻ vào giấc
Dễ dàng nhận ra hình ảnh trẻ nhỏ được bố mẹ hay ông bà đưa võng để ru ngủ đã quá quen thuộc với người Việt ở nhiều vùng miền. Người lớn hay ru trẻ ngủ bằng cách đưa võng là vì nằm võng thoáng mát hơn so với nằm trên giường hay nôi, nhất là khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Nhờ vậy mà thời gian dỗ trẻ ngủ sẽ ngắn lại, trẻ ngủ sâu giấc hơn.
Đa số các loại võng đều được thiết kế loại mắt lưới và thông thoáng cho phần lưng của trẻ, cộng thêm động tác đung đưa nên dễ dỗ trẻ ngủ hơn. Thay vì cần bồng trẻ trên tay và đung đưa sẽ gây mỏi, nhiều bố mẹ chọn giải pháp cho trẻ nằm võng và dỗ trẻ ngủ.
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Trẻ sơ sinh nằm võng có ảnh hưởng đến não không?
Tuy cho trẻ sơ sinh nằm võng là thói quen lâu năm của nhiều gia đình nhưng thực chất hành động này có nhiều tác hại hơn ta tưởng, tiềm ẩn nguy cơ làm cong lưng và lệch cột sống của trẻ, hơn nữa còn ảnh hưởng đến não bộ non nớt của trẻ.
Trẻ sơ sinh cần được đặt nằm trên giường hoặc bề mặt phẳng để không bị ảnh hưởng sức khỏe
Trẻ sơ sinh nằm võng có ảnh hưởng gì? Trẻ sơ sinh nằm võng có ảnh hưởng đến não không? Dưới đây là những tác hại của việc cho trẻ nằm võng không đúng cách:
Gây ra hội chứng rung lắc
Động tác đưa võng sẽ tạo nên chấn động, rung lắc trong thời gian dài với cường độ mạnh, gây ảnh hưởng đến não bộ của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có hệ thần kinh chưa hoàn thiện và rất mỏng manh, bị tác động bởi thao tác đung đưa võng sẽ gây ra hội chứng rung lắc, một loại tổn thương thần kinh nguy hiểm cho trẻ.
Về lâu dài, trẻ có thể bị chậm phát triển, mắt kém, rối loạn về ngôn ngữ, hạn chế về khả năng vận động, định hướng và nhận thức kém.
Ảnh hướng đến sự phát triển của hệ thần kinh vận động
Có nên để trẻ sơ sinh nằm võng không? Câu trả lời là không nên. Trẻ sơ sinh nằm võng sẽ gián tiếp cản trở việc học các động tác lật, trườn, bò, ngồi về sau. Bé thụ động do hệ thần kinh vận động kém phát triển, dẫn đến sự ù lì, hạn chế khả năng tiếp thu.
Ngoài ra khi nằm võng các bộ phận trên cơ thể bé thường hay bị vẹo, giảm bớt các cử động của chân, tay, đầu, cổ nên thường gây hiện tượng tụ máu. Việc lưu thông máu huyết bị ảnh hưởng khiến hệ cơ và não bộ của bé bị ảnh hưởng, kém phát triển hơn các trẻ khác. Đây chính là lời giải đáp cho câu hỏi có nên để trẻ sơ sinh nằm võng.
Tạo ra các ức chế thần kinh
Để trả lời được câu hỏi trẻ sơ sinh có nên nằm võng hay không, mẹ cần phân biệt được là trẻ thực sự thích ngủ võng hay vì lý do nào khác. Động tác đung đưa, rung lắc của võng sẽ khiến cơ thể trẻ bị chấn động nhiều dẫn đến mệt mỏi, từ đó trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ.
Xem cách ru ngủ bé hiệu quả và nhanh chóng tại đây.
Trẻ sơ sinh có nên nằm võng? Trẻ sơ sinh nằm võng dễ bị ức chế thần kinh. Nhiều bé dù đang ngủ nhưng rất hay giật mình và bật khóc, tay nắm chặt và cố tìm đến đồ vật gần tầm với để níu vào. Não bộ của trẻ còn rất non nớt, cần ổn định nên các thao tác rung lắc kéo dài sẽ không tốt cho trẻ.
Trẻ sơ sinh nằm võng gây hại cho cột sống và hệ hô hấp
Có nên cho bé sơ sinh nằm võng? Câu trả lời là không. Hình dáng võng sẽ ảnh hưởng đến tư thế nằm của trẻ. Cột sống trẻ sơ sinh còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa cần thiết vì vậy việc nằm võng sẽ dễ làm cột sống không được nâng đỡ, dễ bị cong vẹo. Hơn nữa khi nằm võng, đa số trẻ sẽ nằm nghiêng đầu về một bên làm cho hộp sọ bị móp.
Trẻ nằm võng sẽ dễ bị gù lưng và tư thế cong người, gập cổ sẽ khiến lồng ngực bị chèn ép gây khó thở. Ảnh hưởng kéo dài sẽ gây tác hại lên tim phổi của trẻ. Đây là đáp án cho câu hỏi có nên cho bé sơ sinh nằm võng không.
Tìm hiểu các tư thế nằm tốt nhất cho trẻ sơ sinh tại đây.
Cơ bắp phát triển kém và dễ té ngã
Có nên cho trẻ nằm võng? Cơ bắp của con sẽ khỏe mạnh và phát triển nếu được vận động, co duỗi thường xuyên. Tuy nhiên, nếu nằm võng trẻ sẽ bị vẹo đầu, vẹo cổ hoặc chèn ép chân, tay,… Đây là những tư thế khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một vị trí nên lưu lượng máu không được điều hòa và phân bổ khắp cơ thể. Điều này dẫn đến cơ bắp và não bộ của con phát triển kém.
Trẻ nằm võng nếu trở mình hoặc lật người trên võng thì rất dễ bị té ngã ra ngoài võng. Hoặc khi lật sang một bên, bé rất khó để lật ngửa trở lại. Đây chính là đáp án cho câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không.
Hướng dẫn cho trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách
Với những tác hại của việc nằm võng đối với sức khỏe trẻ sơ sinh vừa nêu, mẹ không nên cho trẻ nằm võng mà nên đặt bé ngủ trên giường hoặc ít nhất là nằm trên một mặt phẳng an toàn.
Nên đặt bên dưới võng một tấm nệm hoặc thảm dày để bảo đảm an toàn cho trẻ
Tuy nhiên trong những trường hợp nhất định phải để trẻ nằm võng, mẹ nên chú ý những điều sau đây:
Kiểm tra võng và thêm các vật an toàn cho bé
- Kiểm tra khung võng, bề mặt võng và các phụ kiện kèm theo để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Lót bên dưới lưng bé một tấm đệm, tấm lót hoặc chiếu nhỏ và cố gắng tạo tư thế ngủ thoải mái cho bé, không nằm nghiêng và giữ cho cột sống luôn thẳng.
- Kê thêm các vận dụng chắn và nệm êm bên dưới võng để hạn chế việc trẻ ngã khi lật người trên võng, nếu có rơi xuống trẻ cũng an toàn.
- Chú ý tháo các phụ kiện trên quần áo hoặc đeo trên người trẻ để tránh các vật này bị vướng vào võng gây khó chịu cho trẻ. Đây là lưu ý nếu muốn trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách.
Đặt bé nằm trên võng sao cho an toàn?
- Thời gian nằm võng không quá lâu: Bé có thể nằm võng khi ngủ trưa vào ban ngày nhưng tuyệt đối không nên cho trẻ nằm cả ngày hoặc ngủ qua đêm.
- Trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách là nằm chéo so với chiều võng để tránh bị cong lưng.
- Chú ý đung đưa nhẹ nhàng và khi bé đã ngủ thì dừng hẳn lại.
Những lưu ý để tạo thói quen ngủ ngoan cho bé
Ngay từ khi được 6 tuần tuổi, bé đã có thể học cách ngủ ngoan. Mẹ hãy thử áp dụng vài bí quyết này nhé:
– Học cách nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ: Trong vòng 6-8 tuần đầu sau sinh, bé không thể thức liên tục nhiều hơn 2 tiếng. Nếu mẹ để bé thức lâu hơn 2 tiếng, bé sẽ quá mệt mỏi và khó vào giấc trở lại. Mẹ cần học cách nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, hay ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bé buồn ngủ thì nên dỗ bé ngủ ngay.
– Dạy con phân biệt giữa ngày và đêm: Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm khi còn nằm trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này lúc còn mang thai khi nhận thấy bé quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, không ít bé vẫn duy trì thói quen này một thời gian. Điều này làm mẹ rất mệt mỏi vì phải thức đêm nhiều. Hãy bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi về cách phân biệt ngày đêm.
Bài viết đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc có nên cho trẻ nằm võng, trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không. Tóm lại trẻ dưới 6 tháng không nên cho nằm võng. Trong trường hợp bất khả kháng phải để bé nằm võng, mẹ cần nắm rõ những lưu ý trên để tránh gây ra hậu quả đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!