Khi mang bầu, chế độ ăn uống rất quan trọng, quyết định sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, rất nhiều chị em băn khoăn bầu tháng đầu có nên uống nước mía không. Theo các bác sĩ, trong nước mía có rất nhiều dưỡng chất, vitamin tốt cho bà bầu. Mẹ bầu hoàn toàn có thể uống để giảm nôn nghén, bổ sung năng lượng, tăng cường sức khỏe cho em bé… Tuy nhiên mẹ cần uống đúng cách. Chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết này, mẹ bầu đừng bỏ lỡ nhé!
Bác sĩ giải đáp bà bầu tháng đầu có nên uống nước mía không?
Trong mía có chứa rất dưỡng chất thiết yếu như: sắt, canxi, magie và nhiều loại vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, vitamin C. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa nguồn chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa và phytonutrients dồi dào.
Mía chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu
Với nhiều dưỡng chất có lợi, nhưng nhiều chị em không khỏi băn khoăn bầu tháng đầu có nên uống nước mía không. Vì mang thai là giai đoạn nhạy cảm, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Giải đáp vấn đề này, các bác sĩ cho rằng, bà bầu tháng đầu hoàn toàn có thể uống nước mía. Tuy nhiên, nên uống đúng cách, đúng liều lượng.
Như vậy, không giống như nước dừa phải kiêng trong 3 tháng đầu mang thai. Chị em sẽ không phải lo lắng bầu tháng đầu có nên uống nước mía không. Thực tế, nước mía đem lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu. Cùng tìm hiểu ở bên dưới nhé!
Những lợi ích tuyệt vời khi bà bầu uống nước mía
1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Trong nước mía có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp củng cố hàng rào đề kháng bảo vệ sức khỏe mẹ bầu. Nhờ đó, nước mía giúp hạn chế các bệnh dễ gặp khi mang thai như: cảm, cúm, nhiễm trùng… Việc hệ thống miễn dịch cải thiện khi uống nước mía thường xuyên còn giúp bé yêu khỏe mạnh hơn.
2. Giảm triệu chứng ốm nghén
Khi mang thai, tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu cảm thấy cực kỳ khó chịu, mệt mỏi. Mẹ bầu hãy thử nhấm nháp một chút nước mía cùng vài tép gừng, để làm giảm sự khó chịu ở dạ dày và cổ họng nhé!
Thêm vài lát gừng vào nước mía sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn
3. Bổ sung năng lượng
Nếu mẹ bầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, thì hãy thử uống 1 ly nước mía. Hàm lượng đường trong nước mía sẽ làm tăng năng lượng, bù nước cho cơ thể. Đồng thời làm dịu cơn khát và cân bằng chỉ số đường huyết, giúp mẹ mau chóng hồi sức.
4. Chống nhiễm trùng đường tiểu
Phụ nữ mang thai rất dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Việc uống nước mía sẽ giúp cơ thể mẹ bầu chống lại tình trạng này. Vì trong nước mía có chứa nguồn khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào. Ngoài ra, nước mía còn hỗ trợ giảm triệu chứng sỏi thận và vàng da nữa đấy!
5. Tăng cường sức khỏe thai nhi
Nhiều mẹ băn khoăn bầu tháng đầu có nên uống nước mía không vì sợ thai nhi bị ảnh hưởng. Nhưng thực tế, nước mía chứa nhiều protein, rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Trong nước mía còn chứa axit folic (vitamin B9). Nó được biết đến với khả năng làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống.
6. Ổn định cân nặng
Các hợp chất polyphenol có trong nước mía sẽ giúp mẹ bầu tăng cường trao đổi chất và duy trì cân nặng. Vừa giúp mẹ bầu không e ngại vóc dạng, vừa bảo vệ sức khỏe bên trong cơ thể.
7. Chữa các vấn đề về da
Trong thai kỳ, nồng độ nội tiết tố estrogen tăng cao nên chị em dễ bị mụn trứng cá. Trong mía có chứa Axit glycolic giúp điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả. Vì vậy, mẹ bầu hãy uống nước mía để giảm mụn nhé!
Nước mía giúp da dẻ hồng hào, ít nổi mụn
8. Giữ gìn sức khỏe răng miệng
Hôi miệng và sâu răng cũng là vấn đề nhiều bà bầu gặp phải. Tuy nước mía ngọt nhưng nó có thể ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng. Bởi vì mía chứa nhiều magie và canxi rất tốt cho răng.
9. Giải quyết táo bón
Mang thai giai đoạn đầu, mẹ bầu dễ bị chứng khó tiêu và táo bón, thậm chí là bị nhiễm trùng dạ dày. Việc uống nước mía thường xuyên sẽ giúp mẹ giảm nhẹ tình trạng này đấy!
Những điều cần lưu ý khi uống nước mía trong thai kỳ
Bầu tháng đầu có nên uống nước mía, nhưng khi uống, các mẹ bầu nên chú ý:
- Khi đang buồn nôn, hoặc mới nôn không nên uống nước mía 1 hơi dài. Thay vào đó, hãy chia thành 2 lần uống hoặc nhai mía khúc. Nhai mía sẽ làm mẹ bầu cảm thấy bớt nhạt miệng và giảm cảm giác buồn nôn.
- Nếu triệu chứng buồn nôn diễn ra liên tục,mẹ bầu có thể thêm 1 ít lát gừng tươi vào nước mía.
- Mẹ bầu không nên uống nước mía vào sáng sớm hoặc buổi tối. Bởi vì nước mía có thể làm lạnh bụng, khiến mẹ bầu khó chịu.
- Những mẹ bầu tăng cân quá nhanh, có biểu hiện của đái tháo đường thì không nên uống nước mía.
- Mẹ bầu phải luôn chắc chắn ly nước mía đảm bảo sạch sẽ. Mẹ bầu có thể tự pha tại nhà hoặc mua tại nơi đảm bảo vệ sinh.
Kết luận
Với những gợi ý trên đây, hi vọng các mẹ bầu đã hiểu rõ vấn đề bầu tháng đầu có nên uống nước mía không. Cũng như nắm được uống nước mía như nào là đúng cách để tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!