3 tháng đầu có nên uống nước mía? Nước mía nằm trong những loại thức uống mẹ bầu được uống với liều lượng quy định. Mời các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về dinh dưỡng thai kì nhé!
- Giá trị dinh dưỡng của nước mía
- Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía hay không?
- Các công dụng tuyệt vời của nước mía đối với bà bầu
- Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy?
- Mẹ bầu có nên uống nước mía thường xuyên không?
- Bà bầu nên uống nước mía vào lúc nào?
- Uống nước mía thai nhi có tăng cân không?
Giá trị dinh dưỡng của nước mía
Trong thành phần của nước mía có:
- 70-75% là nước
- 10-15% chất xơ
- 13-15% đường dạng sucrose – như đường ăn
- Canxi, crome, cobal, đồng, magie, mangan, phospho, kali, kẽm
- Sắt, vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6
- Phytonutrient (chất chống oxy hóa)
- Protein, chất xơ hòa tan…
Vì không qua chế biến như hầu hết các loại đồ uống có đường khác nên nước mía vẫn giữ được thành phần dinh dưỡng phong phú. Những chất chống oxy hóa trong đồ uống này là lý do nhiều người cho rằng nó có lợi cho sức khỏe.
Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía hay không?
Bầu có được uống nước mía không? Nước mía luôn là một trong những loại nước giải khát giàu dinh dưỡng với hơn 70% thành phần là các loại đường, nước mía được xem là thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai.
Mang thai uống nước mía được không? Theo chuyên gia về dinh dưỡng: Việc uống nước mía trong thời kì mang bầu không chỉ giúp các mẹ có đủ năng lượng chăm sóc thai nhi mà còn làm đẹp da và chống lại các hiện tượng lão hóa trên da và tóc.
Bầu tháng đầu uống nước mía được không? Đối với một số mẹ bầu trong thời gian thai nghén, kị đồ ngọt thì các mẹ bầu không nên uống nước mía vì có thể làm tăng triệu chứng nghén và gây nên tình trạng buồn nôn, khó tiêu. Đối với những trường hợp như vậy thì sau tháng thứ 3, các mẹ có thể uống nước mía với một liều lượng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sức khỏe cho thai nhi.
Các công dụng tuyệt vời của nước mía đối với bà bầu
3 tháng đầu có nên uống nước mía: Cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho bà bầu
Nước mía có tốt không? Lượng đường tự nhiên trong nước mía giúp cơ thể mẹ bầu giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần phấn chấn hơn. Nên khi mẹ bầu uống một ly nước mía đá lạnh sẽ có thể xua tan được cơn nóng trong những ngày nắng nóng hiệu quả.
Ngoài hàm lượng đường tự nhiên thì nước mía còn chứa nhiều Canxi, đồng, magie, kali, sắt cũng như các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác. Đây là những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
Nước mía bảo vệ da của mẹ bầu
Sự thay đổi trên da đầu tiên thường thấy là thâm đường giữa bụng, thâm quầng vú, nách, những vết rạn ở bụng….khiến cho mẹ bầu luôn tự ti khi mang bầu và sau sinh. Lợi ích của nước mía với bà bầu, nó chứa axit alpha hydroxyl có thể giúp làn da mẹ bầu thêm tươi sáng, đỡ rạn, đầy sức sống.
3 tháng đầu có nên uống nước mía – Tăng cường hệ miễn dịch
Lượng chất chống oxy hóa có trong nước mía có khả năng thúc đẩy tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh như ung thư đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Khi mang bầu, cơ thể mẹ thường nóng trong và dễ bị táo bón. Chất Kali có trong nước mía sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.
Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy?
Mẹ bầu hoàn toàn có thể uống nước mía ngay từ những ngày đầu mang thai cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên uống nước mía với lượng vừa đủ và đúng cách để tốt cho thai nhi và cả mẹ.
Bà bầu có nên uống nước mía thường xuyên không?
Tuy nước mía có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mẹ bầu, nhưng không phải vì thế mà các mẹ chọn nước mía là loại nước uống chính hằng ngày.
Uống nhiều nước mía có bị tiểu đường không? Nước mía có hàm lượng đường khá cao, dễ khiến bạn có cảm giác no và không muốn nạp thêm những thực phẩm khác. Bởi vậy, các mẹ cũng không nên uống nước mía quá thường xuyên. Việc uống quá nhiều nước mía trong ngày hoặc trong tuần sẽ khiến mẹ dễ bị bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Lượng đường và calo trong nước mía cũng có thể khiến thai phụ tăng cân, do đó bạn không nên uống nước mía quá thường xuyên vì dễ dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì.
Bà bầu nên uống nước mía vào lúc nào?
Bà bầu chỉ nên uống nước mía khi cảm thấy khát hoặc cần được giải nhiệt trong tiết hè oi bức. Chị em không nên uống nước mía trước bữa ăn hoặc buổi sáng sớm vì nước mía chứa đường sẽ dễ gây ra cảm giác no và khiến chị em không thể ăn gì được thêm nữa. Đặc biệt trong nước mía có chứa axit, không nên uống lúc bụng đói vì có thể tác động không tốt đến hệ tiêu hóa.
Theo Tiến sĩ Kang Wee, bác sĩ sản phụ khoa tư vấn cao cấp tại Phòng khám Phụ nữ Kang tại Trung tâm Y tế Mount Alvernia cho biết:
“Máy nghiền mía, dao cắt và các vật dụng pha chế nước mía bên ngoài không được rửa sạch thường xuyên. Việc cất giữ nước mía nếu không được che đậy cẩn thận thì hàm lượng đường cao của nó cũng thu hút ruồi có thể làm ô nhiễm nước”.
Vì thế mẹ bầu chỉ được uống nước khi đã lựa chọn mua ở những nơi uy tín đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, để không gây ảnh hưởng xấu cho bản thân và thai nhi.
Uống nước mía thai nhi có tăng cân không?
Theo nghiên cứu khoa học thì việc uống nước mía giúp thai nhi tăng cân là có cơ sở. Nước mía chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp thai nhi phát triển nhanh và cân nặng tăng lên trong suốt thời kì mẹ mang thai và sử dụng nước mía đều đặn và đúng cách.
Những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các mẹ lý giải được câu hỏi mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không. Từ đó, các mẹ biết thế nào là uống nước mía đúng cách để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!