Bầu mấy tháng thì uống nước mía được? Mẹ bầu hoàn toàn có thể uống nước mía vào bất kỳ tháng nào trong thai kỳ cũng được mà không cần quá băn khoăn, lo lắng về tác hại của loại nước này với thai nhi.
Cùng tìm hiểu nội dung bài viết để biết:
- Bầu mấy tháng thì uống nước mía
- Mẹ bầu thiếu ối có nên uống nước mía?
- Mẹ bầu nên uống nước mía thế nào để tốt cho thai kỳ?
- Một số cách pha chế nước mía thơm ngon cho mẹ bầu
Bầu mấy tháng thì uống nước mía
Nước mía không chỉ có hương vị tuyệt vời mà còn cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể mẹ bầu. Với phụ nữ mang thai, nước mía mang lại những lợi ích vàng như giúp bổ sung nước, cung cấp năng lượng để cơ thể bớt mệt mỏi.
Ngoài đường, trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt,… các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ. Loại thức uống này cũng giúp bổ sung một lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Thêm vào đó nước mía còn được sử dụng như một bài thuốc làm giảm bớt chứng ốm nghén của các mẹ bầu trong 3 tháng đầu.
Mẹ bầu có thể uống nước mía vào bất kỳ tháng nào trong thai kỳ (Ảnh: istockphoto)
PGS.TS Lưu Thị Hồng – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết “Một số phụ nữ mang thai truyền tai nhau uống nước mía giúp con to, sau khi sinh sẽ dể nuôi hơn. Vấn đề này vẫn chưa được chứng minh, song một điều ai cũng biết đó là trong nước mía chứa một lượng đường khá lớn chưa hẳn tốt cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Ngoài việc uống nhiều nước mía sẽ tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, đường máu cao, nó còn dễ no bụng, dẫn đến tình trạng nhiều năng lượng mà dinh dưỡng không nhiều. Trong khi đó, phụ nữ mang thai cần nhiều vi chất, cần ăn, uống đa dạng”.
Vì những lý do trên nên theo các bác sĩ dinh dưỡng, khác với nước dừa (tuyệt đối không nên uống vào 3 tháng đầu) thì mẹ bầu hoàn toàn có thể uống nước mía vào bất kỳ tháng nào trong thai kỳ cũng được mà không cần quá băn khoăn, lo lắng về tác hại của loại nước này với thai nhi.
Mẹ có thể quan tâm:
Bà bầu có được uống cà phê không và uống bao nhiêu thì không gây hại?
Mẹ bầu thiếu ối có nên uống nước mía?
Mẹ đã biết là mình có thể dùng trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên giống như các loại nước hoa quả chứa nhiều đường khác, mặc dù mía chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ và thai nhi nhưng uống quá nhiều nước mía cũng không phải là điều mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích.
Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị thiếu ối thì nước mía được xem là thức uống tốt giúp bà bầu bổ sung nước ối hiệu quả. Nước mía chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác – là những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ, giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu nhờ chứa một lượng chất chống oxi hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh.
Nước mía được xem là thức uống tốt giúp bà bầu bổ sung nước ối hiệu quả (Ảnh: istockphoto)
Tuy nhiên, lượng uống như thế nào và uống bao nhiêu một tuần thì mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để có hướng dẫn chính xác và phù hợp. Nếu lạm dụng hoặc sử dụng nước mía “vô tội vạ”, mẹ bầu có thể gặp phải những vấn đề sau:
- Nguy cơ thừa cân, béo phì hoặc làm cho bệnh tiểu đường thai kỳ trầm trọng hơn.
- Nguy cơ đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng.
Mẹ có thể quan tâm:
Bà bầu uống nước dừa có tốt không? Cần lưu ý những gì?
Mẹ bầu nên uống nước mía thế nào để tốt cho thai kỳ?
Tuy cung cấp được một lượng lớn chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu nhưng nước mía lại có hàm lượng đường và carbs cao. Ước tính trong 1 ly nước mía khoảng 240ml sẽ có: 183 calo, 0 gam protein, 0 gam chất béo, 0-13 gam chất xơ và có tới 50 gam đường. Lượng đường này tương đương với 12 muỗng cà phê đường.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nữ giới trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Qua đó, có thể thấy hàm lượng đường có trong nước mía là rất lớn. Chính vì vậy mẹ bầu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ nên cân nhắc việc uống nước mía trong suốt thời gian mang thai.
- Chỉ nên uống tối đa 3 lần/tuần vì mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng có thể bị đi lỏng và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
- Nên chọn mua nước mía tươi vì nước mía để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.
- Vào 3 tháng cuối, nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi cũng cao hơn so với giai đoạn trước. Chính vì vậy mà mẹ có thể tăng lượng nước mía lên 150-200ml/lần và uống 2-3 lần một tuần.
Nước mía chứa nhiều đường có thể gây chứng tiểu đường thai kỳ (Ảnh: istockphoto)
Một số cách pha chế nước mía thơm ngon cho mẹ bầu
1. Nước mía đậu xanh
Nguyên liệu:
- 100ml nước mía
- 200gr đậu xanh
- Đá viên
- Dụng cụ: ly, máy xay sinh tố
Cách làm:
Bước 1: Đậu xanh bạn ngâm nước ấm khoảng 2 tiếng cho nở rồi mang đi hấp chín. Bạn có thể thêm một ít lá dứa trong quá trình hấp để đậu xanh thơm hơn.
Bước 2: Cho 50gr đậu xanh, 100ml nước ép mía vào máy xay sinh tố, nhấn nút xay cho đậu xanh mịn và quyện vào nước mía thì tắt máy.
Bước 3: Rót nước mía đậu xanh ra ly, thêm đá viên và thưởng thức ngay.
2. Nước mía dâu tây
Nguyên liệu:
- 100ml nước mía
- 50gr dâu tây
- Thêm đường tùy thích
- Đá viên
Cách làm:
- Bước 1: Ngâm dâu tây với nước muối loãng trước khi rửa sạch và cắt làm tư.
- Bước 2: Cho dâu tây vừa thái, nước mía, nước đường vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn từ 20 – 30 giây. Thưởng thức ngay.
3. Nước mía sầu riêng
Hương vị ngọt mà thanh của mía với mùi hương đặc trưng của trái sầu riêng khiến cho bạn không thể chối từ.
Nguyên liệu:
- Nước mía : khoảng 200ml.
- Sầu riêng tươi : 1 múi
- Đá bào
- Dụng cụ: máy xay sinh tố, ly sạch.
Cách làm:
- Bước 1: Tách múi sầu riêng để lấy phần thịt.
- Bước 2: Bỏ thịt sầu riêng và nước mía ép sẵn với đá xay vào máy xay sinh tố để xay. Hãy xay theo công thức: 2:1. Tức là 2 phần nước mía – 1 phần sâu riêng.
- Bước 3: Điều chỉnh độ ngọt của nước mía cho phù hợp là xong
Với những hướng dẫn chi tiết như trên, hi vọng mẹ bầu đã yên tâm hơn về cách uống nước mía trong suốt thai kỳ của mình.
Nguồn tham khảo: Những món bồi bổ sai lầm của thai phụ – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!