Bầu uống nước mía đúng cách sẽ giúp đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho thai nhi. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách uống nước mía theo từng giai đoạn của thai kỳ mà mẹ nên nắm vững.
Giá trị dinh dưỡng của nước mía
Không chỉ là một loại thực phẩm ngọt thơm, mía còn cung cấp nguồn dinh dưỡng khoáng chất tuyệt vời cho con người.
Về mặt dinh dưỡng, một số nghiên cứu đã cho thấy, ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%. Cứ khoảng 100ml nước mía thì có khoảng 269,1 calo. Ngoài ra còn có các thành phần dinh dưỡng khác là Natri 58mg, Kali 63mg, Sắt 3.6mg, Magie 10mg, Canxi 13mg., .. giúp cung cấp một lượng khoáng chất dồi dào cho cơ thể.
Ngoài giá trị ăn uống, mía còn là một vị thuốc tốt được y học cổ truyền tin dùng từ lâu đời. Theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tình bình, có tác dụng thanh nhệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nuớc tiểu đỏ và rất bổ dưỡng, nên được dùng để chữa nhiều bệnh.
Mẹ bầu uống nước mía tốt như thế nào?
Nước mía sẽ giúp cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng như kali, canxi, sắt, vitamin A, B, C,.. nên rất tốt cho quá trình phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu uống nước mía giúp cải thiện tình trạng ốm nghén
Ốm nghén là một trong những nỗi ám ảnh của bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Lúc này nước mía có thể được sử dụng như một bài thuốc làm giảm bớt chứng ốm nghén của các thai phụ. Mẹ bầu chỉ cần lấy một ít nước mía hòa với một chút nước gừng, chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày, giúp cải thiện tình trạng ốm nghén.
Uống nước mía với liều lượng hợp lý giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón
Để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, mẹ bầu có thể sử dụng nước mía. Bởi, trong nước mái có chứa một lượng kali nhất định có tác dụng chống táo bón và tiêu hóa rất tốt.
Bà bầu uống nước mía để da mẹ hồng hào bé sạch ối?
Trong nước mía có một chất gọi là axit alpha hydroxyl, đây chính là dưỡng chất vàng để nuôi dưỡng làn da mẹ bầu được mịn màng, hạn chế thâm nám. Có lẽ cũng nhờ điều này mà nhiều người cho rằng, mẹ bầu uống nước mía thai nhi cũng sẽ có một làn da đẹp, sạch sẽ, trắng hồng ngay từ lúc mới sinh.
Nước mía giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng thiếu ối
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên uống nước mía để bổ sung nước ối hiệu quả. Nước mía chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt,… Đây là những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ, giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu .
Mẹ bầu nên uống nước mía như thế nào để thai nhi tăng cân tốt, mẹ dễ sinh?
Khác với nước dừa, mẹ bầu hoàn toàn có thể uống nước mía ngay từ đầu thai kỳ cho đến thời điểm sinh. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý cách uống để đảm bảo cung cấp dưỡng chất tốt nhất và phù hợp với từng giai đoạn mang thai.
3 tháng đầu
Mẹ có thể bổ sung 100-150ml nước mía mỗi ngày. Ba tháng đầu là thời điểm mẹ gặp tình trạng ốm nghén dai dẳng, pha thêm với 5ml nước cốt gừng, hoặc lát gừng. Chia nhỏ uống ngày 2-3 lần sẽ giúp giảm nghén hiệu quả.
3 tháng giữa
Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, bầu uống nước mía nên hạn chế uống nước mía vì trong nước mía chứa lượng đường cao. Tốt nhất là chỉ nên uống 2-3 lầtuần, giúp cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi hiệu quả.
3 tháng cuối
Đây là giai đoạn quan trọng của cả mẹ lẫn bé, đặc biệt thai nhi cần đầy đủ dưỡng chất để phát triển hoàn thiện. Nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi cũng cao hơn so với giai đoạn trước. Chính vì vậy mà mẹ có thể tăng lượng nước mía lên 150-200ml/lần và uống 2-3 lần một tuần.
Ngoài nước mía mẹ đừng quên kết hợp với các thức uống bổ dưỡng khác như sữa tươi, sữa bầu, nước dừa, nước cam, ngũ cốc, … để chế độ ăn thai kỳ luôn đa dạng, đảm bảo cung cấp đủ chất cho bé yêu phát triển.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!