X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Sau sinh có được uống nước mía không? Lợi ích bất ngờ từ nước mía

Mất 10 phút để đọc
Sau sinh có được uống nước mía không? Lợi ích bất ngờ từ nước míaSau sinh có được uống nước mía không? Lợi ích bất ngờ từ nước mía

Một chế độ ăn uống với nhiều thứ kiêng cữ trước, trong và sau thai kỳ luôn thu hút sự quan tâm của bà bầu. Nước mía có nằm trong danh sách những món uống “được phép" cho bà bầu hay không? Mẹ sau sinh có được uống nước mía?

Mẹ sau sinh có được uống nước mía không? Nước mía là thức uống giải khát mùa hè được nhiều người ưa thích, chị em sau sinh cũng hoàn toàn có thể uống nước mía vừa giải nhiệt mùa hè, vừa tận dụng được những lợi ích đồ uống này đem lại.

Nội dung bài viết:

  • Mẹ sau sinh uống nước mía được không?
  • Gợi ý công thức giảm cân cùng nước mía cho mẹ sau sinh trong 5 ngày
  • 1 số lưu ý khi uống nước mía sau sinh

Phụ nữ sau sinh có được uống nước mía không?

Nước mía sở hữu nhiều thành phần dinh dưỡng mà những loại nước khác không có hoặc có nhưng rất ít. Điển hình là các chất kali, canxi, sắt, magie, phospho, amino axit, vitamin C, B1, B2, kẽm…

Nước mía cũng là thức uống giàu năng lượng. Bạn có biết, trung bình 1 ly nước mía sẽ cung cấp cho cơ thể bạn hơn 180 kcal.
Khi uống nước mía, bạn sẽ giảm được tình trạng mất cân bằng oxy hoá. Tỉ lệ chất xơ tiêu hóa, cung cấp chất chống oxy hóa có trong nước mía sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ đấy!

sau-sinh-co-duoc-uong-nuoc-mia

Nước mía là thức uống dân dã phổ biến (Nguồn ảnh: unsplash)

Một chế độ ăn uống với nhiều thứ kiêng cữ trước, trong và sau thai kỳ luôn thu hút sự quan tâm của bà bầu. Nước mía có nằm trong danh sách những món uống “được phép” cho bà bầu hay không? Câu trả lời là: Có vì những lợi ích của món đồ uống này đem lại dưới đây:

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ sau sinh uống sữa Ông Thọ có tốt không, có lợi sữa và giúp bé tăng cân?

Phục hồi thể lực

Cả hành trình mang thai và sinh con đã lấy đi của mẹ quá nhiều sức lực. Sau sinh có nhiều mẹ không tránh được tình trạng bị suy nhược cơ thể. Cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào là điều cần thiết để mẹ có thể vừa phục hồi thể lực, vừa có nguồn sữa đầy đủ lượng và chất cho con bú.

Đường chiếm 70% trong thành phần của cây mía. Cùng với nhiều axit amin cần thiết cho nhu cầu bổ sung dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh, nước mía là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Giải nhiệt

Trừ đường ra, 30% còn lại của mía là vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như canxi, phospho, sắt… Chỉ cần uống nước mía đều đặn và hợp lý, mẹ sẽ được cung cấp một lượng nước, năng lượng, giúp cơ thể giải nhiệt và xua tan mệt mỏi.

Hỗ trợ làm sạch răng

“Cái răng, cái tóc là gốc con người”. Ngay từ những năm tháng đầu đời, mẹ đã chăm sóc “cái răng, cái tóc” cho bé tốt nhất có thể.
Vệ sinh răng miệng khi mang thai là vấn đề được các mẹ quan tâm không ít. Thật tuyệt vời khi với một ly nước mía mỗi ngày, mẹ có thể giữ được cho răng mình sạch sẽ. Và tất nhiên bé cũng sẽ được “uống ké nước mía, hưởng ké hàm răng sạch đẹp” từ mẹ.

Sau sinh có được uống nước mía không? Lợi ích bất ngờ từ nước mía

Uống nước mía giúp hỗ trợ làm sạch răng (Nguồn ảnh: vinmec)

Khiến da dẻ hồng hào hơn

Tình trạng da dẻ “xuống cấp”, da bị mụn, sạm màu là nỗi lòng của tất cả bà mẹ sau sinh. Bên cạnh mỹ phẩm dưỡng da đắt tiền nhưng chưa rõ tác dụng, nước mía sẽ là lựa chọn an toàn. Chất axit alpha hydroxyl trong nước mía sẽ đẩy lùi các vấn đề về mụn và sạm da, mang lại làn da hồng hào cho mẹ.

Chống táo bón và tiêu hóa tốt

Do đặc thù sau sinh, các mẹ sẽ phải nằm nghỉ trên giường khá lâu, hạn chế việc đi lại. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, tác hại dễ thấy nhất chính là các bệnh về ruột.
Do mẹ ít vận động cơ thể nên vận động của ruột cũng yếu theo, phân lưu lại ruột lâu, bị ruột tái hấp thu nước nhiều nên phân khô, cứng lại gây táo bón. Với lượng kali vừa đủ để chóng táo bón và hỗ trợ tiêu hoá, nước mía được các mẹ sau sinh sử dụng rất triệt để công dụng này!

Giúp giảm cân sau sinh

Việc mang thai đã “phá vỡ” dáng người của các mẹ. Sau sinh, mẹ nào cũng muốn được giảm cân, lấy lại vóc dáng thon gọn ngày trước. Có nhiều phương pháp giảm cân nhưng “nước mía” là phương pháp được nhiều mẹ sử dụng.

Chất detox trong mía sẽ là tác nhân chính giải độc cơ thể, thanh lọc hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, … Vừa được uống nước mía ngon ngọt thơm thơm, vừa giảm cân để quay lại vóc dáng trước khi mang thai, mẹ sẽ hoàn toàn ưng ý vì phương pháp giảm cân an toàn tuyệt đối không tác dụng phụ này!

Bạn có thể chưa biết:

Phụ nữ sau sinh có nên uống nước dừa hay không?

Phòng ngừa loãng xương

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ loãng xương cao hàng đầu, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Trải qua cơn vượt cạn, mẹ mất 1 lượng máu khá lớn, kéo theo đó cơ thể tiêu hao sinh lực trong quá trình sinh nở, nếu chế độ ăn uống không đáp ứng đủ cho quá trình hồi phục thì nguy cơ thiếu chất, loãng xương sau này là rất cao.

Để ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, chị em nên bổ sung canxi đều đặn cho cơ thể hằng ngày. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cơ thể mẹ mà còn phục vụ việc tạo sữa cho em bé. Bé cần nhận đủ canxi cho xương chắc khỏe. Lượng canxi, sắt, kẽm, kali và magie dồi dào trong nước mía sẽ góp phần hỗ trợ mẹ trong quá trình này.

Gợi ý công thức giảm cân cùng nước mía cho mẹ sau sinh trong 5 ngày

  • Uống hết 1,5 chai nước mía đã được pha hỗn hợp gồm nước mía, chanh, ớt.
  • 1,5 chai và ăn nhẹ với hoa quả.
  • 1 chai và giảm ăn tinh bột, cháo loãng.
  • 3/4 chai.
  • 1/2 chai.

Sau ngày thứ 5 mẹ nên dừng kế hoạch giảm cân nhé!

Một số lưu ý khi uống nước mía

Không nên để nước mía quá lâu trong tủ lạnh

Mẹ cho con bú có được uống nước mía? Nước mía sẽ rất ngon khi uống liền. Nhưng có nhiều mẹ bận quá, mua về rồi bỏ trong tủ lạnh. Nhưng mẹ lại quên mất rằng, bất cứ thực phẩm nào để lâu ngày trong tủ lạnh cũng sẽ bị biến chất. Nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ các vi sinh vật gây bệnh, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và nhiễm độc.

Bên cạnh đó, nước mía cũng là loại thức uống có tính hàn. Nếu bạn uống liên tục, hàm lượng đường sẽ bị tăng lên, ngày qua ngày sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, mẹ nào bị tỳ vị hư yếu, đầy bụng đi lỏng, tiểu đường thì tránh xa nước mía bỏ tủ lạnh lâu ngày càng sớm càng tốt nhé!

Sau sinh có được uống nước mía không? Lợi ích bất ngờ từ nước mía

Uống nước mía đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe (Nguồn ảnh: vinmec)

Không uống nước mía khi đang dùng thuốc đặc trị

Bà đẻ có được uống nước mía – Nước mía có khả năng giảm cholesterol của cơ thể. Nước mía cũng gián tiếp ngăn ngừa bệnh tim mạch nhờ có chất policosanol. Tuy nhiên, không phải lúc nào nước mía cũng phát huy khả năng này. Policosanol sẽ bị vô hiệu hoá bởi những loại thuốc đặc trị như thuốc bổ sung, chống đông máu.

Không nên tùy tiện uống nước mía vỉa hè

Đi đường, dù khát đến mức nào, các mẹ đừng vội vàng dễ dãi mua một ly nước mía ở vỉa hè nào đấy nhé. Khu vực chế biến chật hẹp như thế, dụng cụ chứa nước có đủ không, nguồn nước có sạch không hay bị nhiễm bẩn? Mẹ sẽ không thể biết được!

Nước mía có sức hút với nhiều người bởi độ ngọt ngào thì những loài khác cũng bị thu hút bởi đặc trưng đó. Những loài ruồi nhặng rất thích đậu lại quanh khu vực chế biến nước mía. Chúng bị thu hút bởi những dòng mật mía ngọt lịm vương vãi ra trong quá trình chế biến.

Câu chuyện từ đối tác
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay

Nếu uống phải nước này, pha chút đường hoá học (một ly nước mía khá rẻ nên người bán chỉ có thể dùng thành phần này) cộng với chút đá (không rõ nguồn nước có sạch không) sẽ khiến mẹ có vấn đề về hệ tiêu hoá, tăng khả năng ung thư.

Mẹ thừa cân không nên uống nhiều nước mía

Với lượng đường lớn, nước mía là khắc tinh của mẹ thừa cân khi khiến cân nặng tăng lên không kiểm soát. Các mẹ có thể thay nước mía bằng nước lọc hoặc các loại nước không đường khác để dễ dàng kiểm soát cân nặng nhé!

Bác sĩ Chuyên khoa 1 Võ Thị Đem, khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, phụ nữ có tiền sử bị bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ không nên uống nước mía. Những người mắc bệnh này cần hạn chế tối đa đồ ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, kể cả sinh tố và nước ép hoa quả.

Tuy vậy, người bị tiểu đường vẫn có thể uống 1 lượng nhỏ nước mía do đường trong đồ uống này là đường tự nhiên, có chỉ số đường huyết thấp. Ngoài ra, dù trong nước mía có lượng lớn chất xơ thì vẫn nên ưu tiên bổ sung chất xơ từ thực phẩm hơn là từ nước mía.

Nên uống nước mía vào thời điểm nào?

Nước mía tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải uống càng nhiều sẽ càng tốt.
Một ngày, phụ nữ sau sinh chỉ nên uống nước mía vào buổi chiều, tầm khoảng 100 – 200 ml. Hạn chế uống ban đêm để tránh được tình trạng đi tiểu nhiều lần, khiến giấc ngủ không sâu và không ngon được, mẹ nhé!
Chúc mỗi mẹ tìm được câu trả lời ưng ý cho “sau sinh có được uống nước mía không”.

Nguồn tham khảo: Tiểu đường thai kỳ – Bệnh viện Từ Dũ

Xem thêm

  • Hướng dẫn mẹ bầu cách uống nước mía giúp con tăng cân, sạch ối, dễ đẻ
  • Tuyệt vời 8 lợi ích của nước dừa trong thời gian mang thai
  • Những thời điểm thai nhi “cực muốn” mẹ bầu uống nước

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Nhi Le

  • Home
  • /
  • Sau sinh
  • /
  • Sau sinh có được uống nước mía không? Lợi ích bất ngờ từ nước mía
Chia sẻ:
  • Giải đáp thắc mắc: Sau sinh mổ có được uống nước mía?

    Giải đáp thắc mắc: Sau sinh mổ có được uống nước mía?

  • Bà đẻ uống nước mía có được không, có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

    Bà đẻ uống nước mía có được không, có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

app info
get app banner
  • Giải đáp thắc mắc: Sau sinh mổ có được uống nước mía?

    Giải đáp thắc mắc: Sau sinh mổ có được uống nước mía?

  • Bà đẻ uống nước mía có được không, có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

    Bà đẻ uống nước mía có được không, có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn