Bầu ăn cà tím được không? Cà tím có chứa dưỡng chất kali, đồng, sắt, vitamin…rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như giúp tăng cường lượng máu và duy trì điện giải. Với lợi ích này, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn cà tím trong thai kỳ.
- Giá trị dinh dưỡng của quả cà tím
- Bà bầu ăn cà tím có được không?
- Tác dụng phụ cần lưu ý khi mẹ bầu ăn cà tím quá nhiều
- Mẹ bầu ăn cà tím bao nhiêu và nên chế biến như thế nào?
- Gợi ý vài món ngon với cà tím
Cà tím được liệt vào danh sách những món mẹ bầu nên ăn và cả danh sách mẹ bầu không nên ăn, vì sao lại xảy ra điều này? Công dụng và tác hại của cà tím với mẹ bầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: liều lượng sử dụng, cách chế biến, cơ địa và khả năng hấp thụ của mỗi người. Để tránh những nguy cơ đáng tiếc xảy ra, khi ăn cà tím, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải, khoảng 200-250gr cà tím mỗi bữa là hợp lí nhất. Sau đây là những thông tin chi tiết giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc của mình:
Giá trị dinh dưỡng của quả cà tím
Tác dụng của cà tím đối với bà bầu? Cà tím chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol. Nó là một nguồn giàu chất xơ, vitamin K, folate, pyridoxine, kali, phốt pho và magie.
Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), khoảng 100g cà tím chứa:
- 3g chất xơ
- 229mg kali
- 14mg magie
- 24mg phốt pho
Thành phần vitamin là khoảng 0,039mg thiamin, 0,084 pyridoxine, 22mcg folate và 3,5mcg vitamin K.
Giá trị dinh dưỡng của quả cà tím (Nguồn ảnh: istockphoto)
Lợi ích của cà tím
- Nuôi dưỡng não và cải thiện tuần hoàn
- Ngăn ngừa ung thư ruột già
- Bạn tốt của quá trình ăn kiêng, giảm cân
- Tốt cho người bị tiểu đường
- Giảm hàm lượng cholesterol
- Ổn định huyết áp và giảm căng thẳng
- Ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu
- Bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật
- Phòng chống những khuyết tật về ống thần kinh
Có thể bạn chưa biết:
Bà bầu ăn cà tím có được không
- Cà tím có chứa dưỡng chất kali, đồng, sắt, vitamin…rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như giúp tăng cường lượng máu và duy trì điện giải.
- Bà bầu mang thai thường đối mặt với nguy cơ tiểu đường thai kỳ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mẹ. Cà tím có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết của mẹ.
- Bên cạnh tiểu đường, táo bón cũng là nỗi ám ảnh của các mẹ. Chất xơ trong cà tím giúp giảm táo bón và cải thiện quá trình cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó giúp mẹ bầu ngăn ngừa được nguy cơ táo bón, bệnh trĩ ở mẹ bầu.
Bầu ăn cà tím có tốt không? Với nhiều lợi ích, cà tím là một trong nhiều thực phẩm mẹ bầu có thể ăn trong thời gian mang thai. Nhưng thức ăn nào cũng vậy, nếu tiêu thụ một lượng quá nhiều thì sẽ có những nguy cơ tiềm ẩn.
Tuy nhiên, bà bầu bị bệnh thận thì không nên ăn cà tím vì cà tím chứa lượng oxalate cao. Đây là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.
Các loại quả khác tốt cho mẹ bầu
- Cherry
- Dưa chuột
- Nho
- Cà chua
- Lựu
- Bơ
- Táo
- Việt quất
- Ổi
- Lê
- Mãng cầu ta
Tác dụng phụ cần lưu ý khi mẹ bầu ăn cà tím quá nhiều
Gây co thắt tử cung
Bầu 3 tháng ăn cà tím được không? Trong cà tím có chứa phytohormones có tác dụng hỗ trợ và điều trị các vấn đề kinh nguyệt, vô sinh. Vì vậy, mẹ bầu ăn cà tím không nên tiêu thụ quá nhiều, có thể dẫn đến tình trạng co thắt tử cung, sảy thai hoặc sinh non. Do đó, để an toàn trong 3 tháng đầu nhạy cảm, mẹ bầu không nên ăn cà tím.
Rối loạn tiêu hoá
Mẹ bầu ăn cà tím quá nhiều làm kích thích tăng axit trong dạ dày, sẽ làm mẹ bầu khó chịu.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Miền Bắc, Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, cho biết “Hầu như các phụ nữ khi mang thai đều phải đối mặt với vấn đề ốm nghén. Mức độ ốm nghén tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu, nhưng vấn đề nan giải các mẹ thường phải đối mặt khi rơi vào tình trạng này là rối loạn tiêu hóa dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng thai kỳ trong khi đây lại là giai đoạn thai phụ cần nạp nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Vì thế các mẹ nên tránh ăn các thực phẩm làm rối loạn tiêu hóa khiến tình trạng thiếu chất trở nên nghiêm trọng hơn”.
Dị ứng
Có bầu ăn được cà tím không? Cà tím chưa nấu chín có chứa nhiều axit và một số chất độc. Điều này có thể làm mẹ bầu vốn đã nhạy cảm càng dễ bị dị ứng như ngứa da, ngứa miệng.
Tác dụng phụ cần lưu ý khi mẹ bầu ăn cà tím quá nhiều (Nguồn ảnh: istockphoto)
Mẹ bầu ăn cà tím bao nhiêu và nên chế biến như thế nào
Không nên nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao
Cà tím bà bầu ăn được không? Hoàn toàn được mẹ nhé. Tuy nhiên nên nhớ nếu chế biến cà tím ở nhiệt độ cao sẽ làm các chất khoáng bị mất đi và chuyển hóa thành các chất không có lợi cho cơ thể. Còn các vitamin sẽ bị hao hụt đến hơn 50%.
Ngâm, rửa kỹ trước khi chế biến
Cà có vị đắng và chất nhựa gây hại cho cơ thể. Chính vì vậy, để loại bỏ hết vị đắng và các chất độc hại, bạn nên ngâm kỹ cà đã thái lát bằng nước muối pha loãng để loại bỏ nhựa, vị đắng cũng như các độc tố. Bí quyết: bạn có thể ngâm cà tím với giấm trước khi nấu hay cho giấm trong khi nấu.
Ăn cà tím với lượng vừa phải
Bà bầu có ăn được cà tím không? Để tránh các tác dụng phụ, mẹ bầu ăn cà tím từ 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200gr bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Không ăn cà tím sống hoặc nấu chưa kỹ
Sức khoẻ thai phụ có thể bị ảnh hưởng như chứng rối loạn tiêu hoá nếu ăn cà sống và nấu chưa chín.
Gợi ý vài món ngon với cà tím
Cà tím hấp đậu hũ
Nguyên liệu:
- Cà tím: 2 quả
- Đậu hũ: 2-3 miếng
- 1 thìa nước tương
- Củ tỏi băm nhỏ
- Nửa quả ớt băm nhỏ
- 1 thìa nhỏ hạt tiêu
- 2 cây hành lá thái nhỏ
Cách chế biến:
- Thái đậu thành từng lát dày chừng 1cm rồi thái cà tím thành dạng con chì.
- Xếp tất cả vào đĩa và cho vào nồi hấp trong khoảng 10 phút.
- Để làm sốt cho món ăn: phi thơm tỏi, sau đó thêm ớt băm, nước tương và hạt tiêu vào đảo đều.
- Nhấc đậu và cà tím ra ngoài, đổ phần nước sốt vừa chưng lên, rắc hành lá lên trên cùng là xong.
Gợi ý vài món ngon với cà tím (Nguồn ảnh: istockphoto)
Cà tím sốt thịt băm
Nguyên liệu:
Phần cà tím:
- 3 quả cà tím
- 150g thịt lợn băm
- 15g tỏi, 15g gừng, 30g hành lá
- 10g bột năng
Phần sốt:
- 30ml xì dầu, 60ml nước, 30ml dấm
- 20g đường
- 15g rượu
Cách chế biến:
- Cắt cà tím thành những miếng vừa ăn.
- Tiếp đến, chiên sơ cà tím với dầu ăn trên chảo rồi vớt ra để ráo.
- Pha các nguyên liệu ở phần làm sốt lại với nhau trong một chiếc bát con.
- Phi thơm tỏi băm và gừng bào nhỏ.
- Cho thịt lợn băm vào xào với tỏi và gừng.
- Thêm sốt vừa pha vào đảo cùng thịt.
- Cuối cùng, trút phần cà tím vào và xóc chảo để sốt áo đều các nguyên liệu. Cho bột năng vào để tạo độ sánh cho sốt là hoàn thành.
Cà tím nhồi thịt sốt chua ngọt
Nguyên liệu:
- 2 quả cà tím dài
- 100g thịt băm
- 2 quả trứng
- Gừng, ớt
- 40g bột ngô
Cách chế biến:
- Trộn đều thịt với một ít hành lá, gừng băm nhỏ cùng 1 quả trứng và một chút xíu muối.
- Với cà tím thì thái thành từng khoanh dày chừng 8mm rồi xẻ đôi nhưng không làm đứt rời miếng.
- Nhồi thịt vào giữa mỗi miếng cà.
- Trộn đều 3/4 số bột ngô với quả trứng còn lại rồi nhúng từng miếng cà vào.
- Để chảo dầu nóng rồi cho cà vào chiên vàng.
- Trộn đều gừng, ớt và hành băm với 3 thìa xì dầu, 2 thìa đường, 1 thìa giấm, 1 thìa dầu mè, 1 thìa nước cùng số bột ngô còn lại.
- Sau đó cho vào chảo, đun nhẹ. Khi hỗn hợp trở nên sền sệt thì cho cà tím vào đảo thật nhanh trên lửa to khoảng 1′ – 2′ là xong. Nếu không ăn được cay thì thay ớt bằng sốt cà chua.
Mang thai ăn cà tím được không? (Nguồn ảnh: istockphoto)
Có thể bạn chưa biết:
Canh cà tím bung đậu thịt
Nguyên liệu
- 2 quả cà tím
- 3 quả cà chua
- 200gr thịt ba chỉ
- 2 miếng đậu hũ
- 2 nhánh hành lá
- 2 củ hành tím
- 2 tép tỏi
- 10gr bột nghệ
- Dầu ăn, nước mắm, gia vị
Cách chế biến:
– Rửa sơ cà tím, cắt thành từng khúc nhỏ sao cho vừa ăn, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút
– Rửa sơ thịt với nước muối, rồi rửa lại với nước sạch, để ráo nước rồi cắt thành từng miếng vuông vừa ăn
– Rửa sạch cà chua, cắt múi cau
– Cắt nhỏ hành lá
– Băm nhỏ hành tím
– Chiên đậu hũ vàng đều 2 mặt ở lửa vừa
– Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, dầu ăn nóng thì cho hành tím và tỏi băm vào phi cho thơm.
– Cho cà tím vào xào khoảng 5 – 6 phút
– Thêm 2/3 lượng cà chua cắt múi cau vào xào chung
– Nêm nếm vừa ăn
– Cho vào khoảng 1 chén nhỏ nước lọc rồi đun thêm 3 – 4 phút.
– Cho thịt heo xào chung
– Nấu cho đến khi thấy miếng thịt săn lại thì cho nước lọc vào nồi sao cho xâm xấp phần thịt.
– Cho phần đậu hũ và 1/3 lượng cà chua còn lại vào, đun thêm khoảng 3 – 5 phút
– Nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi đun cho nước hơi sệt
Cà tím kho tiêu
Mang thai ăn cà tím được không? Mẹ đã biết các công dụng tuyệt vời của cà tím với mẹ bầu. Nếu bạn là tín đồ của các món kho chắc chắn sẽ không thể bỏ qua món cà tím kho tiêu đầy hấp dẫn này. Cà tím có thể kho với tiêu trong vòng 2 – 3 phút. Đừng quên thêm vài lát ớt và chút hành lá để hương vị của món ăn được đậm đà hơn. Cà tím kho tiêu được ăn kèm với cơm nóng, thường có mặt trong mâm cơm hằng ngày của nhiều gia đình Việt Nam.
Cà tím nướng mỡ hành
Cà tím nướng mỡ hành là món ăn quen thuộc được nhiều bà nội trợ lựa chọn để chế biến cho các thành viên trong gia đình. Với cách chế biến đơn giản cùng những nguyên liệu dễ tìm, đây hứa hẹn sẽ là món ăn tuyệt vời trong thực đơn của bạn.
Có bầu ăn cà tím được không? Bà bầu ăn cà tím với lượng vừa phải, chế biến đúng cách và cân bằng với các món ăn dinh dưỡng khác sẽ có nhiều lợi ích. Hãy để những bữa ăn trong hành trình mang thai luôn tuyệt vời mẹ nhé.
Nguồn tham khảo: Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì? – Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!