Bà bầu hít phải thuốc trừ sâu nguy hiểm đến thai nhi ở trong bụng mẹ như thế nào? Tuỳ thuộc vào mức độ tiếp xúc, càng nhiều về lượng và lần tiếp xúc thì nguy cơ gây hại càng cao.
Tác hại của thuốc trừ sâu đối với thai nhi
Hóa chất có thể được sử dụng để tiêu diệt hoặc kiểm soát cỏ dại (thuốc diệt cỏ), côn trùng gây hại (thuốc trừ sâu), động vật gặm nhấm (thuốc diệt chuột), hoặc nấm (thuốc diệt nấm).
Rất dễ dàng nhận thấy sự hiện hiện của thuốc trừ sâu ở nhiều nơi như môi trường làm việc, trong và xung quanh nhà, chủ yếu để điều trị côn trùng hoặc cỏ dại trên bãi cỏ.
Thai phụ tiếp xúc với thuốc trừ sâu có thể làm tăng khả năng bị sẩy thai, em bé bị dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề khác trong sự phát triển của bé. Một số loại thuốc trừ sâu cũng có thể đi vào sữa mẹ.
Thông thường, những hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu sẽ có nguy cơ gây nên:
- Khó chịu ở mẹ như buồn nôn, nhức đầu,..
- Khả năng bị sẩy thai
- Các bệnh lý về nhiễm sắc thể và đột biến gen như hội chứng đao, hội chứng thalassemia…
- Dị tật bẩm sinh khác như dị tật bẩm sinh về các cơ quan (đầu, mặt, cổ, cột sống, vùng bụng, tứ chi, đa dị tật…), dị tật chức năng các cơ quan (thính giác, thị giác…)
- Các vấn đề trong việc phát triển của con về sau như suy giảm trí tuệ,..
Vậy nếu chẳng may bà bầu hít phải thuốc trừ sâu thì phải làm sao đây?
Bà bầu hít phải thuốc trừ sâu thì con có bị nguy hại liền hay không?
Đừng hoảng sợ nếu chính bản thân hay người nhà nhận ra bà bầu hít phải thuốc trừ sâu. Bất kỳ rủi ro thực sự nào đều đến từ việc tiếp xúc với cường độ cao hoặc lâu dài. Như vào năm 2011, các nhà khoa học thuộc Trung tâm y tế Mt. Sinai phối hợp với Đại học Columbia đã thử nghiệm và nhận thấy rằng nếu bà bầu hít phải thuốc trừ sâu cao hơn 10 lần cho phép thì con họ bị suy giảm 5,5 điểm, theo thang điểm IQ – một thang điểm đánh giá thông minh.
Nếu chỉ vừa đi ngang qua vườn hay nơi có thuốc trừ sâu và hít phải, thì rủi ro cho con là rất nhỏ. Tùy theo thời gian thai phụ tiếp xúc với thuốc trừ sâu hay diệt cỏ mà không có phương tiện bảo hộ mà tác động ít hay nhiều đến sức khỏe sinh sản. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài, nguy cơ gây ra dị tật cho thai nhi sau này càng cao. Nhưng nếu mẹ quá lo lắng thì có thể đến trung tâm y tế để được bác sĩ tư vấn và cho ý kiến.
Kế hoạch an toàn nhất là tránh sử dụng thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt côn trùng trong nhà, trên vật nuôi hoặc trong vườn khi mang thai. Đặc biệt tránh tuyệt đối trong tam cá nguyệt đầu tiên khi ống thần kinh và hệ thần kinh của em bé đang phát triển.
Chị em có thể làm gì để hạn chế hít phải thuốc trừ sâu hay các hoá chất độc hại khác?
- Hãy tránh hay đi hướng khác nếu thấy hay biết địa điểm đang đến hay đi qua đang có phun thuốc trừ sâu.
- Tại nhà hay công sở, hãy trao đổi với nhân sự để thông báo về việc bạn đang mang thai hay cho con bú. Và nhờ mọi người hỗ trợ hạn chế tiếp xúc nhiều nhất có thể.
Trong trường hợp không thể tránh môi trường làm việc có thuốc trừ sâu khi mang thai hoặc khi đang cho con bú, đây là một số cách để giúp mẹ giảm phơi nhiễm:
- Tránh sử dụng trực tiếp thuốc trừ sâu, nếu có thể. Nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp mỗi khi phải tiếp xúc gần.
- Mặc quần áo bảo hộ có cả găng tay để tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu và dư lượng của chúng. Cân nhắc sử dụng mặt nạ phòng độc đúng cách để giảm lượng hóa chất phải hít vào ít nhất.
Những loại hoá chất khác mà chị em phải tránh trong thai kỳ và khi cho con bú
- Thuốc xịt côn trùng, thuốc diệt gián, chuột.
- Mùi sơn, chất pha loãng sơn, vecni dùng để làm bóng đồ gỗ.
- Các loại bình xịt thơm sử dụng trong nhà.
- Nước hoa, hương liệu chứa phthalates.
- Kem dưỡng chứa retinol và các dẫn xuất của vitamin A.
- Sơn móng tay chứa formaldehyde và toluene.
An toàn cho thai phụ và thai nhi trong suốt thai kỳ và sau đó luôn luôn phải được đưa lên hàng đầu. Nếu đây là lần đầu mang thai và chưa có nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm, hãy tìm đến bác sĩ hay các trung tâm tư vấn về sức khoẻ sinh sản nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!