Thuốc xịt mũi xisat có dùng được cho bà bầu không? Với thành phần là nước biển sâu, đây là một trong các loại xịt mũi an toàn đối với phụ nữ mang thai.
Thành phần và công dụng của thuốc xịt mũi xisat
Được tinh chiết bởi nước biển có độ sâu 450 mét so với mặt nước biển. Bên trong thuốc Xisat có chứa nhiều khoáng chất và muối như là Zn++, Cu++, tinh dầu bạc hà cùng với nhiều thành phần quan trọng khác.
Thuốc có những công dụng quan trọng bao gồm:
- Sát khuẩn, giúp kháng viêm và đồng thời còn giúp kháng khuẩn.
- Loại bỏ chất nhầy và gỉ mũi.
- Mang lại cảm giác thông mũi, mát dịu hơn nữa cũng rất dễ thở.
- Bên cạnh đó với thuốc xịt mũi Xisat thì nó còn được dùng với mục đích phòng ngừa tình trạng ngạt, sổ mũi, viêm xoang cũng như nhiều những vấn đề liên quan đến mũi xoang khác.
Thuốc xịt mũi xisat có dùng được cho bà bầu không?
Với thành phần chính là nước biển sâu, khi được đóng gói, nước biển sau Xisat đã được xử lý tiệt trùng bằng tia UV và lọc qua lớp màng siêu lọc.
Chính vì vậy việc sử dụng thuốc xịt mũi Xisat để vệ sinh lỗ mũi hàng ngày rất an toàn, kể cả trẻ em lẫn phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Do đó, nếu mẹ bầu đang bị nghẹt mũi thì hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng loại thuốc xịt mũi này.
Mẹ bầu không nên dùng thuốc xịt mũi nào?
Một số loại thuốc xịt mũi an toàn với phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên mẹ bầu cần nắm kĩ cách dùng để tránh lạm dụng.
Theo kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ người Mỹ Allen Mitchell, Đại học Arizona được công bố trên tạp chí Dịch tễ học Mỹ (American Journal of Epidemiology), một số loại thuốc xịt mũi chứa các chất có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Trong đó bao gồm:
1. Hoạt chất Phenylephrine
Chất này có chứa trong thuốc Sudafed, được dùng để điều trị cảm lạnh, dị ứng, phù nề, sốt. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ dùng thuốc xịt mũi này có thể làm thai nhi tăng nguy cơ mắc các dị tật về tim hơn 8 lần.
2. Hoạt chất Phenylpropanolamine
Trong thuốc Acutrim có chứa hoạt chất này. Nó khiến trẻ mắc một số bệnh về thính giác và dạ dày cao hơn 8 lần.
3. Hoạt chất Pseudoephedrine
Đây là chất dùng để điều trị các bệnh về mắt, tai mũi họng. Tuy nhiên, nó lại có thể làm trẻ có nguy cơ mắc khuyết tật ở các chi nhiều gấp 3 lần.
4. Hoạt chất Imidazolines
Trong thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt thường có hoạt chất này. Imidazolines tạo ra các kết nối bất thường giữa khí quản và thực quản.
Vì nhiều loại thuốc được bán mà không cần đơn thuốc của bác sĩ nên mẹ bầu cần phải biết các nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng thuốc xịt mũi và tư vấn với bác sĩ chuyên môn về loại thuộc xịt mũi mình dùng.
Nên làm gì trong trường hợp bị nghẹt mũi khi mang thai?
Nếu đang phải đối mặt với tình trạng nghẹt mũi khi mang thai vô cùng khó chịu. Mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp dưới đây, vừa đơn giản, dễ làm mà lại đem đến hiệu quả cao.
Nhỏ nước muối
Tình trạng nghẹt mũi và khó thở có thể gây ra do dịch nhầy đọng nhiều ở mũi. Vì vậy, sử dụng nước mũi sinh lý để rửa mũi 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp mũi sạch hơn, đánh bay dịch nhầy để mũi được thông thoáng và không còn nghẹt nữa.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước có thể giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi và cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai. Tốt hơn mẹ nên uống nước ấm hoặc nước ấm pha với mật ong và chanh, nó sẽ giúp hỗ trợ điều trị nghẹt mũi tốt nước lọc thông thường.
Xông hơi
Xông hơi là biện pháp giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, cảm cúm rất tốt và được nhiều mẹ bầu áp dụng. Biện pháp này tuy mang tính tạm thời, không chữa dứt điểm nhưng lại giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Mẹ có thể xông trực tiếp bằng cốc và nồi nước nóng, hoặc dùng khăn nhúng nước ấm rồi đắp lên mặt và hít thở đều.
Với những thông tin hữu ích như trên, mong rằng mẹ sẽ chủ động trong việc sử dụng thuốc an toàn cũng như kết hợp với các phương pháp tự nhiên để đảm bảo an toàn cho bé yêu n trong bụng.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!