Khi có bầu 7 tháng bị cảm cúm là điều không ai muốn. Nhưng mẹ hãy tìm hiểu để biết phải đối phó với tình trạng này thế nào và tránh ảnh hưởng đến con nhé.
Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa, bà bầu rất dễ bị cảm do sức đề kháng yếu. Vì lo lắng cho con nên nhiều mẹ từ chối sử dụng thuốc, Việc hạn chế dùng thuốc khiến bà bầu bị cảm thường lâu khỏi, gây ra không ít mệt mỏi và khó chịu cho mẹ. Vậy bầu 7 tháng bị cảm cúm là do đâu? Mẹ phải điều trị thế nào để nhanh khỏi mà vẫn hạn chế dùng thuốc?
Nguyên nhân gây ra cảm cúm
Bệnh cảm thông thường đều do virus gây ra. Y học chia bệnh cảm thành 2 nhóm: Cảm lạnh và cảm cúm. Cảm lạnh xảy ra khi nhiễm virus ở đường hô hấp trên, rất nhiều virus có thể gây ra triệu chứng cảm lạnh nhưng thường gặp nhất là Rhinovirus.
Đối với cảm cúm, đây cũng là một bệnh truyền nhiễm nhưng do virus cúm Influenza gây ra. Có nhiều chủng virus cúm như cúm A, cúm B, cúm C. Hoạt động của các chủng virus cúm thay đổi theo từng năm và dễ dàng sinh ra chủng cúm mới. Do đó, cảm cúm thường nguy hiểm hơn rất nhiều so với cảm lạnh.
Hiện đã có vacxin phòng ngừa một số chủng cúm thông thường. Khi mang thai, ngoài tác động lên cơ thể người mẹ, việc nhiễm virus còn liên quan đến bào thai trong bụng, vì thế bà bầu phải hết sức lưu ý.
Phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm
Việc phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm thường dựa trên triệu chứng:
Triệu chứng cảm lạnh
Thường nhẹ và kéo dài ngắn ngày, triệu chứng sẽ cải thiện sau 7-10 ngày.
Bà bầu bị cảm lạnh sẽ có dấu hiệu nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, viêm họng, nhức đầu, đau nhức cơ thể và mệt mỏi nhẹ.
Triệu chứng cảm cúm
Các triệu chứng của cảm cúm tương tự như cảm lạnh nhưng mức độ nặng và kéo dài hơn. Có thể kèm theo sốt từ vừa đến cao, ho khan, ớn lạnh, ăn không ngon miệng.
Bà bầu thường đau đầu và đau cơ nghiêm trọng, mệt mỏi kéo dài trên 2 tuần hoặc hơn nếu chăm sóc không tốt.
Mẹ bầu bị cảm cúm ảnh hưởng thế nào tới em bé?
Khi mẹ mang bầu, đặc biệt là khi bầu 7 tháng bị cảm cúm, mẹ cần hết sức lưu ý. Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ mang thai bị cảm lạnh hoặc cúm kèm theo sốt ngay trước hoặc trong khi mang thai có thể có liên quan tới một số dị tật bẩm sinh ở bé như:
- Suy nhược
- Bệnh gai cột sống
- Sứt môi hở hàm ếch
- Viêm đại tràng co thắt
- Suy thận hai bên.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ lên tới 40%
- Em bé có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng khi còn nhỏ
- Tăng tỷ lệ nhạy cảm của đứa trẻ
Mẹ bầu 7 tháng bị cảm cúm nên làm gì để nhanh khỏe?
Cơ thể của phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Nếu đã lỡ bị cảm cúm, mẹ nên lưu ý:
- Khám sức khỏe ở các trung tâm y tế uy tín
- Nhờ vào việc chẩn đoán, các bác sĩ sẽ cho mẹ biết chính xác tình trạng sức khỏe. Từ đó, mẹ có thể điều trị đúng cách và nhanh khỏi.
- Không tự ý mua thuốc.Một số trường hợp mẹ bầu không đi khám bác sĩ mà tự ý mua thuốc để uống là rất không nên. Kháng sinh là thuốc khi sử dụng phải hết sức thận trọng. Không chỉ riêng phụ nữ có thai mà với tất cả mọi người.
Biện pháp hỗ trợ điều trị
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị sau:
- Xông mũi ngay khi có dấu hiệu cảm. Một số nguyên liệu gợi ý cho nồi xông của mẹ bao gồm lá kinh giới, tía tô, lá bưởi, húng quế, bạc hà, chanh, củ gừng, sả, rau tần dầy lá…
- Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%.
- Uống nước chanh/ quất/ tắc pha mật ong. Dùng hỗn hợp chanh mật ong hoặc pha chanh mật ong với nước ấm không chỉ giúp bà bầu giải cảm, trị ho mà còn cung cấp thêm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.
- Ăn nhiều tỏi, giã tỏi ép lấy nước uống. Mẹ cũng có thể lấy nước tỏi dùng xông hàng ngày.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Vậy là mẹ đã biết bầu 7 tháng bị cảm cúm thì nên làm gì rồi. Hãy tích cực bổ sung dinh dưỡng và các thực phẩm kháng sinh tự nhiên để phòng ngừa bệnh nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!