Trong những ngày vừa qua, MXH liên tục có những thông tin về “trẻ sốc vắc xin ” , trẻ tử vong do tiêm phòng vac-xin 5 trong 1, thêm nhiều trường hợp sốc với vắc xin CombeFive . Kéo theo một loạt những hội “Tẩy chay vac-xin”, cho rằng con không tiêm vac-xin thì sẽ an toàn….! Điều này mới thực sự nguy hiểm!!
Tất cả tạo nên một sự hỗn loạn trên cộng đồng mạng. Và nạn nhân không ai khác là những bé sơ sinh, non nớt, không chống chọi được với những đợt dịch như dịch Sởi tại Sài Gòn, dịch thủy đậu tại miền Bắc…chỉ vì sự “ngu muội” của những ông bố bà mẹ “tẩy chay vac-xin”, nghĩ “thuận theo tự nhiên” là tốt nhất!!
Facebook vào cuộc xử lý thẳng tay các thông tin sai lệch về vắc xin CombeFive!
Trước thực trạng VẮC-XIN COMBE-FIVE đang là vấn đề nóng, là chủ đề “gây nhạy cảm”, bức xúc và thậm chí gây hoang mang, lo lắng giữa các mẹ có con nhỏ. Facebook đã kịp thời vào cuộc!!
Những nội dung lan tràn trên Facebook được nhanh chóng xem xét kiểm tra lại nếu có người dùng “Report” hoặc ấn nút “cảnh báo nội dung”.
Tất cả các tài khoản gieo tin đồn nhảm về dịch Vắc-xin hay mời gọi vào nhóm “tẩy chay vắc-xin” – “anti vắc-xin” sẽ bị chặn đường chia sẻ hoặc ngừng hoạt động!
Đây được coi là động thái nhanh lẹ, kịp thời của mạng xã hội lớn mạnh nhất thế giới.
Còn bạn, các mẹ đang có con trong độ tuổi cần tiêm phòng vac-xin. Nên nghe đâu? Nghe ai? Đưa con đi khám ở đâu? Tiêm phòng ở đâu thì an toàn? tin cậy được? Con thể trạng như thế nào thì không nên đi tiêm phòng?
Câu trả lời – không nằm ở mạng xã hội – không nằm ở câu hỏi thả bẫng trong nhóm nào đó không có căn cứ….
Mà ở chính sự tìm hiểu, lời khuyên trực tiếp từ bác sỹ, y tá bệnh viên mẹ quen khám. Các điểm tiêm phòng có uy tín và pháp lý rõ ràng.
Thuốc tiêm phòng chất lượng không nằm ở thuốc ngoại hay thuốc nội! Cũng không phải vì được quảng cáo thì thuốc sẽ tốt. Điều này nằm ở thể trạng của em bé khi chuẩn bị được tiêm, lời khuyên của bác sỹ và chăm sóc, theo dõi của mẹ trước và sau khi con được tiêm phòng.
Lời khuyên của TheAsianparent dành riêng cho các mẹ có con đến tuổi tiêm phòng:
- Bám sát sổ theo dõi định kì của con để biết lịch khám và tiêm cho đúng và có sự chuẩn bị tốt.
- Cần hiểu về vac-xin và các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng ( như sốt nhẹ – quấy khóc…ở mức “nhẹ”)
- Nếu con có dấu hiệu ươn người, khó chịu quấy khóc, trán nóng….trước thời điểm nên tiêm phòng. Mẹ nên ngừng hoãn lại 1 thời gian, chờ con khỏe mạnh và “vui vẻ” trở lại trước.
- Đối với các nguồn thông tin trên MXH, nên tham khảo các “kinh nghiệm mẹ cho con đi tiêm phòng” như chuẩn bị những gì, nên và không nên cho con ăn những gì sau khi tiêm, và những địa điểm tiêm phòng uy tín trong khu vực.
- Đối với các thông tin trái chiều như sốt giật, tử vong do sốc thuốc…nên đọc với thái độ bình tĩnh, xem rõ nguồn và chắt lọc lời khuyên áp dụng được. Không nên quá lo lắng, hoang mang hay tham gia, cổ súy các hội Tẩy chay vác-xin hay “chửi bới các y bác sỹ, y tá”!
Đối với mẹ, sức khỏe và khả năng đề kháng của con là quan trọng nhất! Hãy ưu tiên mọi thứ vì con khi bé còn non nớt và mọi thứ phụ thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ, vào quyết định thông thái của mẹ!
Minhminh tổng hợp tin từ CNN
Các bài viết có liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!