Sơn móng tay khi mang thai nên hay không nên? Thuốc sơn móng tay được chế xuất từ nitơrat hoá crllulose kết hợp với một số chất hoá học như axiton và các chất liệu màu hoá học. Những chất hoá học này có tính độc hại nhất định đối với cơ thể. Do vậy, mẹ bầu sơn móng tay có khả năng nguy hại đến thai nhi trong bụng.
Nội dung bài viết:
- Thời kỳ mang thai mẹ bầu có được sơn móng tay không?
- Hãy cẩn thận với các bệnh nhiễm trùng da có thể gặp phải nếu mẹ bầu sơn móng tay khi mang thai
- Sơn móng tay khi mang thai có thể gây hại đến khả năng sinh sản và thai nhi
- Mẹ bầu sơn móng tay khi mang thai thế nào để vẫn an toàn cho thai nhi?
- Lưu ý khi mẹ mang thai sử dụng mỹ phẩm
Thời kỳ mang thai mẹ bầu có được sơn móng tay không?
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần kiêng cữ rất nhiều thứ để đảm bảo thai nhi được phát triển khỏe mạnh và sinh ra thuận lợi. Thế nhưng, nhiều mẹ bỉm sữa thích làm đẹp luôn có chung thắc mắc là có nên sơn móng tay cho bà bầu không? Đối với các mẹ bầu làm móng tay mỗi ngày khi chưa mang thai thì chuyện bà bầu được sơn móng tay không là điều được rất nhiều mẹ quan tâm. Thật ra, cơ địa của mỗi người là khác nhau và không phải mẹ nào sơn móng tay trong thai kỳ là có hại. Tuy nhiên, vì bản chất sơn móng tay là chất hóa học nên việc sơn móng tay khi mang thai là không được khuyến khích, nhất là với những bà bầu có cơ địa dễ bị dị ứng.
Sơn móng tay có ảnh hưởng đến thai nhi không? Thuốc sơn móng tay được chế xuất từ nitơrat hoá crllulose kết hợp với một số chất hoá học như axiton và các chất liệu màu hoá học. Những chất hoá học này có tính độc hại nhất định đối với cơ thể. Do vậy, mẹ bầu sơn móng tay có khả năng nguy hại đến thai nhi trong bụng.
Đặc biệt là trong lúc chế biến thức ăn hoặc cầm trực tiếp thức ăn bằng tay, các chất này có thể bong ra và bám vào thức ăn từ đó đi vào cơ thể mẹ, qua nhau thai và máu xâm nhập vào cơ thể thai nhi. Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
Một số nghiên cứu tại Columbia đã chỉ ra trong sơn móng tay còn chứa chất phthalates. Làm móng khi mang bầu thì có khả năng chất này có ảnh hưởng đến trí não của trẻ. Một khảo sát với hơn 300 người phụ nữ và con cái của họ dựa trên mẫu nước tiểu và bài kiểm tra IQ của trẻ lúc 7 tuổi cho thấy: Mẹ bầu có nồng độ phthalates 25% trong nước tiểu sẽ dẫn đến kết quả chỉ số IQ của con thấp hơn những trẻ bình thường khác từ 6 – 8 điểm.
Mẹ bầu sơn móng tay có khả năng nguy hại đến thai nhi trong bụng. (Nguồn ảnh: iStock)
Mẹ có thể quan tâm:
Sau sinh có sơn móng tay được không và những điều mẹ phải tránh
Mút ngón tay, cắn ngón tay ở trẻ em có khả năng chống dị ứng cao hơn
Hãy cẩn thận với các bệnh nhiễm trùng da có thể gặp phải nếu mẹ bầu sơn móng tay khi mang thai
Nhiễm nấm
Nấm muốn sinh sôi được thì cần một môi trường ẩm ướt và ít sáng. Thật không may, các cơ sở chăm sóc bàn tay, bàn chân của các thẩm mỹ viện lại cung cấp đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển. Rất nhiều người cùng lau chân, tay vào một chiếc khăn và dù thoạt nhìn, chân ai cũng khá sạch nhưng sự thật không phải vậy.
Khi cùng lau vào một khăn như vậy, nguy cơ bạn nhiễm nấm móng sẽ rất cao. Mặt khác, nếu bạn bị ngứa chân và có dấu hiệu bị nấm, nên để chân thoáng và không đến spa hay các cơ sở làm đẹp để tránh lây nấm cho người khác
Mụn cóc
Do virus tên là human papillomavirus (HPV) gây ra. Loại virus này có rất nhiều chủng loại (chẳng hạn như các loại có thể gây ra ung thư cổ tử cung). Nhưng chỉ có một vài loại thúc đẩy sự phát triển quá mức của các tế bào da và kết quả là gây ra mụn cóc.
Mụn cóc lây lan qua tiếp xúc từ người này sang người khi HPV tiếp xúc với một thương tổn trên da. Những vị trí dễ xuất hiện mụn cóc là lòng bàn tay, bàn chân. Mụn cóc có thể lây lan nếu một nhân viên thẩm mỹ viện sử dụng cùng một miếng đá bọt mài da cho các khách hàng hoặc dùng chung khăn lau.
Mẹ hãy tạm dừng sở thích sơn móng tay đến sau khi cai sữa cho con nhé (Nguồn ảnh: iStock)
Nhiễm trùng MRSA (một loại nhiễm trùng da)
Mặc dù không phổ biến, nhưng MRSA có thể lây lan ở các tiệm móng tay, dẫn đến nhiễm trùng trcosda và dưới móng tay. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 24 giờ, các triệu chứng đầu tiên tương tự như mụn nhọt trên da, sau thời gian nhất định sẽ lây nhiễm vào máu, tấn công các cơ quan bên trong cơ thể và dễ dàng gây tử vong. Vì hầu hết các loại kháng sinh hiện nay đều không có tác dụng…
MRSA có thể lây lan thông qua việc dùng chung dũa móng tay. Để hạn chế nguy cơ lây bệnh, những dụng cụ này phải được ngâm trong một dung dịch khử trùng tối thiểu là 10 phút, sau đó được lau bằng một loại thuốc khử trùng.
Sơn móng tay khi mang thai có thể gây hại đến khả năng sinh sản và thai nhi
Nhiều người tiêu dùng vẫn nghĩ rằng móng tay hay móng chân là chất sừng, cứng nên không bị ảnh hưởng bởi nước sơn. Thực tế, móng tay tuy dày và cứng hơn da rất nhiều nhưng lại có khả năng thấm hút rất tốt. PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa (ĐHTN – ĐHQG Hà Nội). “Móng tay có khả năng thấm hút rất tốt nên độc chất hoàn toàn có thể dễ dàng thấm vào máu.
Thời gian và hàm lượng tiếp xúc càng nhiều thì càng nguy hiểm đến sức khỏe. Toluene vốn là chất phụ gia trong xăng, trong sơn móng tay được dùng như chất dung môi tạo nên sự mượt mà cho móng tay và giữ màu sơn được lâu. Song chất này có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và gây tác hại đến khả năng sinh sản, thai nhi”.
Mẹ có thể quan tâm:
Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh thế nào để vừa sạch vừa an toàn?
Không rửa tay khi bế bé sơ sinh và hậu quả thảm khốc!
Mẹ bầu sơn móng tay khi mang thai thế nào để vẫn an toàn cho thai nhi?
Mẹ hãy chọn salon làm đẹp uy tín và tuân thủ những quy định về an toàn để tránh gây nguy hiểm (Nguồn ảnh: iStock)
Bà bầu làm đẹp nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho bé yêu trong bụng, nếu có ý định đi làm móng, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề sau:
Sơn móng tay là chất dễ bay hơi nên những chất độc tố dễ thâm nhập cơ thể qua đường hô hấp. Vì thế mẹ bầu cần chọn nơi thoáng mát, ngồi gần cửa sổ hoặc quạt khi đi làm móng, sơn móng, đảm bảo rằng căn phòng có gió được thông tốt tránh việc hít nhiều mùi độc hại từ sơn móng tay và các loại chất tay rửa gây hại cho sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu chỉ nên sơn một lớp và để chúng khô tự nhiên. Hạn chế tiếp xúc phần móng tay, móng chân đã sơn lên khác bộ phận khác của cơ thể. Khi tẩy xóa móng tay mẹ cũng cần thực hiện ở nơi thoáng gió. Sau khi tẩy cần rửa sạch bằng xà phòng.
Khi chế biến đồ ăn, nhất là các món trộn, cuốn, mẹ nên sử dụng bao tay để tránh lớp sơn tróc ra dính vào thức ăn.
Tốt nhất mẹ bầu khi sơn móng nên chọn các loại sơn không có chứa 3 chất là Dibutyl Phthalate, Formaldehyde, Toluene. Hoặc có thể sử dụng các loại sơn móng tay dành cho bà bầu có chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên.
Khi sơn sửa móng tay ở các tiệm mẹ nên có dụng cụ riêng, phải tiệt trùng trước khi làm. Mẹ bầu cũng nên yêu cầu các thợ sửa móng không được cắt lớp biểu bì (da chết) vì dễ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng cho bà bầu.
Lưu ý khi mẹ mang thai sử dụng mỹ phẩm
Mỹ phẩm được sản xuất từ sự kết hợp của nhiều thành phần và hóa chất, và tất nhiên sẽ có sản phẩm làm đẹp có sự xuất hiện của các chất không tốt cho bà mẹ mang thai. Bên cạnh sơn móng tay, những thành phần như retinol, phthalates, acid salicylic, v.v. có mặt trong những sản phẩm làm đẹp quen thuộc như son môi, thuốc nhuộm tóc và cả kem dưỡng da. Nếu dùng thường xuyên thì những chất này sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, nặng hơn có thể tác động đến hệ thần kinh hoặc gây ra tình trạng dị tật cho bé ngay khi còn trong bụng mẹ.
Nếu muốn dùng mỹ phẩm trong thai kỳ, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và chọn các sản phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai, hãy chọn mỹ phẩm hữu cơ tự nhiên.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!