Bị ngã khi mới mang thai có nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ và bé? Tổng quan thì thời điểm đầu với cú ngã nhẹ sẽ không ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu trực diện và nhiều yếu tố khác có thể gây nguy hiểm.
Bị ngã khi mới mang thai có nguy hiểm không?
Ba tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm, dễ sẩy thai nhất trong thai kỳ. Vậy mà vì một lý do nào đó chẳng may khiến mẹ bị ngã khi mới mang thai thì làm cho bản thân thai phụ và giai đình lo lắng tột cùng.
Một vài nguyên do khiến thai phụ bị ngã khi mới mang thai
- Dao động lượng đường trong máu và huyết áp do hệ thống miễn dịch suy yếu và mất cân bằng hormone có thể gây ra chóng mặt và ngã.
- Ốm nghén khiến cơ thể mẹ mệt nhoài, đôi khi quá kiệt sức mà mẹ hay chóng mặt và cũng dễ bị ngã.
- Không để ý sàn có nước hay vật nào đó trơn trượt khiến mẹ té ngã.
- Vô tình bị đụng và té ngã vì không kịp giữ thăng bằng.
- Và nhiều lý do khác.
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ đối với con trong bụng là rất hiếm. Điều này chủ yếu là do thai nhi chưa phát triển và đang được bảo vệ bởi một lớp dày của nhau thai. Điều này, kết hợp với sự bảo vệ từ xương chậu, đảm bảo trẻ an toàn và có nguy cơ nguy hiểm thấp hơn nếu mẹ bị ngã khi mới mang thai.
Nếu bị ngã nặng, hãy nằm xuống nghỉ ngơi và ổn định tinh thần trước tiên. Sau đó, hãy quan sát cơ thể liệu có dấu hiệu nào mất thường. Nếu cảm thấy không thoải mái hoặc sợ ảnh hưởng của cú ngã, hãy đến gặp thăm khám và nghe ý kiến bác sĩ.
Kiểm tra thương tích thai phụ như thế nào nếu bị ngã khi mới mang thai
Điều đầu tiên bác sĩ sẽ làm là kiểm tra xem thai phụ có chấn thương nào cần điều trị hay không. Những khả năng có thể xảy ra là gãy xương hoặc bong gân, hoặc bất kỳ chấn thương nào ở ngực có thể ảnh hưởng đến hô hấp của mẹ bầu.
Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá đến em bé trong bụng. Một số xét nghiệm bác sĩ có thể sử dụng bao gồm đo âm tim thai bằng Doppler hoặc siêu âm.
Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi về những thay đổi của cơ thể nếu mẹ nhận thấy như xuất hiện các cơn co thắt, chảy máu tử cung hoặc đau tử cung. Vì những dấu hiệu này có thể cho thấy cú ngã đang ảnh hưởng đến bé.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng máy theo dõi thai nhi liên tục nhằm quan sát nếu có bất kỳ cơn co thắt nào xuất hiện hoặc bất thường trong tim thai. Với thông tin này, bác sĩ có thể xác định xem thai phụ có đang gặp bất kỳ biến chứng nào như nhau bong non hay nhịp tim chậm hay không.
Xét nghiệm máu, đặc biệt là công thức máu và nhóm máu, cũng có thể được khuyến nghị nếu mẹ có nhóm máu Rh trừ. Vì những phụ nữ này có nguy cơ bị chảy máu bên trong và có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
An toàn và tránh trượt ngã khi mang thai
- Để tránh trượt ngã, hãy quan sát kỹ càng bề mặt sàn xem có đang bị ướt, có nước hay chất lỏng nào hay không.
- Mang giày có đế bám chắc hoặc bề mặt không trơn trượt.
- Tránh đi giày cao gót hoặc giày dễ vướng chân khi mang.
- Khi có thể, hãy sử dụng lan can để hỗ trợ khi đi bộ hay lên xuống cầu thang.
- Tránh mang vác nặng hay cồng kềnh khiến thai phụ không nhìn thấy bàn chân của mình.
- Yêu cầu giúp đỡ và dựa vào anh xã hoặc bạn bè và gia đình nếu nơi di chuyển gồ ghề, khó khăn
- Giải lao giữa các hoạt động và đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ để chống lại mệt mỏi
- Ngâm chân trong nước ấm và đá muối để giúp giảm căng thẳng cơ bắp và chống lại chứng viêm
- Sử dụng miếng dính chống trượt trong phòng tắm và các khu vực khác có sàn ướt
- Nếu chân bị sưng phù, hãy nhờ anh ấy xoa bóp bàn chân hay ngâm chân thư giãn
- Đảm bảo luôn theo dõi lượng đường trong máu và huyết áp.
Giai đoạn đầu mang thai mẹ bầu sẽ phải đối mặt khó nhiều với thay đổi và thử thách về sức khoẻ thể chất và tinh thần. Do đó, hãy duy trì cuộc sống lành mạnh và để ý an toàn là trên hết cho cả hai mẹ con nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!