Mang thai 3 tháng đầu có nên đi xe máy? Mẹ vẫn có thể đi xe máy với tốc độ chậm và trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ, che chắn. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Mang thai 3 tháng đầu có nên đi xe máy?
- Lời khuyên cho mẹ bầu khi tham gia giao thông bằng xe máy
- Một số cách giúp bạn hạn chế việc tự lái xe
Mang thai 3 tháng đầu có nên đi xe máy?
Hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chứng minh rằng bà bầu 3 tháng đầu đi xe máy thì thai nhi sẽ gặp nguy hiểm. Tuy nhiên các bác sĩ thường khuyên mẹ mang thai nên cố gắng tránh mọi loại hoạt động có nguy cơ cao vì có khả năng gây hại cho mẹ cũng như thai nhi.
Nếu di chuyển trên các đường đông xe thì mẹ bầu không khỏi tránh các va quẹt. Những nguy hiểm tiềm ẩn khi tham gia giao thông bằng xe máy là luôn hiện hữu nên mẹ mang thai 3 tháng đầu và mẹ đang có thai nói chung phải rất cẩn thận khi đi xe máy.
Đặc biệt với mẹ bầu có tiền sử động thai, sinh non, thì tuyệt đối không nên tự đi xe máy. Nếu xảy ra va chạm trên đường thì dù là rất nhẹ cũng có thể dẫn tới động thai, sảy thai.
Nếu mẹ có sức khỏe tốt, tâm lý vững vàng, chắc tay lái thì bà bầu mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể tự mình đi xe máy vì nó giúp mẹ chủ động hơn trong việc đi lại và di chuyển, tiết kiệm được chi phí đi lại đáng kể, dành tiền để đầu tư mua bỉm, sữa cho con sau này.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ bầu đi máy bay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Lời khuyên cho mẹ bầu khi tham gia giao thông bằng xe máy
Với những trường hợp mẹ mang thai bắt buộc phải đi xe máy, bà bầu ngồi sau xe máy, mẹ hãy lưu ý giữ an toàn cho hai mẹ con bằng những cách sau:
- Chọn xe máy nhỏ gọn, có độ rung thấp, dễ điều khiển để có thể xử lý nhanh trong những trường hợp khẩn cấp.
- Di chuyển xe với tốc độ chậm, không nên đi nhanh và tránh tối đa không đi đường xóc, hay đi qua các ổ gà, ổ voi trên đường.
- Mang mũ bảo hiểm an toàn, đeo khẩu trang để tránh khói bụi trên đường.
- Nếu tham gia giao thông vào ngày nắng nóng, mẹ bầu nên sử dụng các vật dụng giúp chống say nắng, giảm căng thẳng, mệt mỏi, như áo chống nắng, kính râm.
- Mẹ nên chọn những tuyến đường ngắn quen thuộc, tránh đi những tuyến đường dài và lạ. Bà bầu ngồi xe máy đường xa dễ khiến cho xương chậu và tử cung bị chèn ép gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Tư thế ngồi sau xe máy của bà bầu là nên ngồi hai chân cho sang một bên, tay ôm vào eo người cầm lái. Hoặc nếu mẹ ngồi như tư thế bình thường thì hơi khép đùi lại, bám chắc vào người lái, lưng thẳng, hai chân để vào chỗ để chân cho người ngồi sau.
Ngoài ra, bà bầu nên nhờ người thân thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe máy, tránh tình trạng xe máy hỏng giữa đường, gây mệt mỏi cho mẹ bầu.
Bạn có thể chưa biết:
Các cách chống say xe cho bà bầu hiệu quả giúp mỗi chuyến đi xa không phải là cực hình
Một số cách giúp bạn hạn chế việc tự lái xe
Trong thời gian mang thai, việc tự đi xe máy có thể không tốt cho bạn và bé. Những va chạm bất ngờ, xốc trên đường có thể dẫn đến sinh non và các biến chứng thai kỳ khác. Bạn có thể thử một số cách sau để tránh phải tự lái xe:
- Bạn cũng có thể làm ở nhà nếu công ty cho phép.
- Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại để hỗ trợ khi muốn gọi đồ ăn như Lozi, Vietnammm.Com, Now.Vn, AhaMove, ChonMon
- Đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè khi cần đi chợ hoặc đến bệnh viện để khám thai.
- Nếu đi làm, bạn có thể nhờ đồng nghiệp, bạn bè, người thân đi cùng tuyến đường chở giùm.
- Bạn có thể đi taxi hoặc xe ôm bằng cách sử dụng các ứng dụng gọi xe giá rẻ như Grab, GoViet.
- Bạn cũng có thể thử các phương tiện giao thông công cộng, chẳng hạn như xe buýt.
- Nếu được, bạn có thể chọn giờ làm và giờ về phù hợp để tránh kẹt xe vào giờ cao điểm.
Chú ý khi sử dụng các phương tiện giao thông trong thời gian mang thai
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khoẻ Nam giới cho biết về cơ bản, phụ nữ mang thai di chuyển bằng phương tiện giao thông là an toàn, tuy nhiên vẫn có thể tiềm ẩn 1 số nguy cơ nhỏ do thay đổi sinh lý của mẹ cũng như bào thai.
Thời gian an toàn nhất để thai phụ di chuyển, nhất là quãng đường xa là vào 3 tháng giữa thai kỳ, khi túi thai đã bám chắc vào tử cung và bụng mẹ chưa quá to. Trước khi ra đường hoặc đi xa, chị em nên chuẩn bị để chuyến đi diễn ra an toàn và thuận lợi, nhất là trong trường hợp đi xa:
- Nên ngủ đủ giấc vào đêm trước, không nên ăn quá no hoặc để bụng đói
- Mang theo nước và 1 chút đồ ăn vặt để nhâm nhi khi có cảm giác khó chịu
- Giữ nhịp tim ổn định và hơi thở điều hòa
Kết
Theo các chuyên gia, vấn đề mẹ bầu có nên đi xe máy thì hoàn toàn không! Với người bình thường, việc điều khiển xe máy đã nguy hiểm hơn đi xe đạp và ô tô. Đối với phụ nữ có thai, nguy cơ này sẽ tăng lên rất nhiều do bụng của bà bầu to, khó giữ thăng bằng. Vì vậy, trong thời gian này, tốt nhất bạn nên hạn chế đi xe máy.
Nguồn tham khảo: Đang mang thai có nên đi ô tô đường dài? – vnexpress.net
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!