Ăn măng có mất sữa không? Mẹ sau sinh không nên ăn măng. Cả măng khô và măng tươi đều có nguy cơ gây tắc sữa, mất sữa hoặc thay đổi mùi vị sữa, làm sữa có mùi hôi khiến bé bỏ không muốn bú nữa.
Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Hàm lượng dinh dưỡng của măng
- Ăn măng có bị mất sữa không? Cho con bú ăn măng được không?
- Ăn măng bị mất sữa phải làm sao?
Hàm lượng dinh dưỡng của măng
Công dụng tuyệt vời của măng:
- Giảm cân: giàu chất xơ, giúp thỏa mãn cơn đói, có đường lẫn calo không đáng kể.
- Kiểm soát cholesterol: măng chứa lượng chất béo và calo không đáng kể, nhiều chất xơ, giúp giảm lượng cholesterol xấu.
- Tốt cho tim: selen, kali trong măng có lợi cho tim
- Chống ung thư: giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, góp phần chống bệnh ung thư.
- Tăng cường miễn dịch: nhờ thành phần giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, và B giúp tăng cường chức năng miễn dịch.
- Chống viêm: giảm đau, viêm cũng như chữa lành vết loét.
- Tốt cho người ăn kiêng.
Bạn có thể chưa biết:
Sau sinh ít sữa nên ăn gì?
Mẹ ít sữa có nên dùng thuốc kích sữa mẹ không????
Măng tươi không chỉ là món ăn yêu thích của nhiều người mà còn là món ăn phổ biến trong các bữa cơm hàng ngày. Măng chứa giá trị dinh dưỡng rất cao, 91% là nước, còn lại là protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali, phốt pho… Trong măng còn chứa hàm lượng kali cao giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Măng có vị chua thanh đặc trưng, khi nấu canh hoặc làm các món khác như xào với thịt đều tạo ra hương vị rất cuốn hút, bắt lưỡi khiến nhiều bà đẻ không cưỡng lại được sau sinh. Vậy sau sinh ăn măng được không?
Vậy ăn măng có mất sữa không?
Dù có hương vị ngon miệng như vậy, đáng tiếc là mẹ sau sinh không nên ăn măng. Nguyên nhân vì măng tươi có chứa hàm lượng cyanide rất cao, khi vào cơ thể gặp các enzyme đường tiêu hóa sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN). Đây được xem là một chất độc với cơ thể và có nguy cơ gây ra ngộ độc. Chất độc này có thể hòa tan trong nước và bay hơi khi đun nước sôi nhưng vẫn còn một dư lượng không bay hơi hoàn toàn. Do vậy, các bà đẻ tuyệt đối không nên ăn măng trong thời kỳ cho con bú.
Ngoài ra, cả măng khô và măng tươi đều có nguy cơ gây tắc sữa, mất sữa hoặc thay đổi mùi vị sữa, làm sữa có mùi hôi khiến bé bỏ không muốn bú nữa. Nhiều trường hợp các mẹ lỡ ăn 1 bữa măng mà mất luôn sữa cho con. Vì vậy, mẹ không nên chỉ vì thèm mà mạo hiểm ăn măng làm mất luôn sữa cho con bú.
Ăn măng bị mất sữa phải làm sao?
1. Dừng ăn măng
Khi đã biết nguyên nhân mẹ bị mất sữa do ăn măng thì mẹ cần tránh xa loại thực phẩm này ngay và luôn.
2. Cho con bú nhiều hơn
Cho con bú là cách kích thích các tuyến vú sản sinh thêm sữa. Khi đã bị mấ sữa hoặc ít sữa, bạn nên cố gắng cho con bú nhiều hơn bình thường. Bất cứ khi nào bé đói hãy cho bé bú, lưu ý là bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên còn lại.
3. Uống thật nhiều nước
Cơ thể đủ nước là một trong những chìa khóa giúp sữa được sản sinh. Nếu quá bận rộn thì mẹ hãy nhớ mang theo bình nước bên người để cơ thể không mất nước. Ngoài ra, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá để cơ quan sản xuất sữa không bị ức chế.
4. Mát xa bầu ngực
Khi bé đang ti sữa, mẹ hãy mát xa đều khắp bầu ngực hướng dần về phía núm vú. Cứ lặp lại các động tác này đều khắp toàn bộ bầu ngực có thể giúp kích thích sữa ra nhiều và đều hơn. Lưu ý đặc biệt cho mẹ là bất cứ khi nào mát xa cũng nên thực hiện các thao tác này thật nhẹ nhàng. Nếu mẹ mạnh tay có thể làm tổn thương các tuyến sữa hoặc không tạo ra được hiệu quả gì.
Nếu trẻ bú không hết sữa thì mẹ cần vắt hết ra để vào túi trữ, tránh gây ứ đọng làm viêm hoặc tắc tia sữa.
Bạn có thể chưa biết:
6 nguyên nhân gây ít sữa mà mẹ bỉm nên biết để hoá giải kịp thời
Sữa chỉ về một bên ngực, liệu mẹ có đủ sữa cho con?
5. Chườm nóng
Cách chườm nóng đơn giản cũng giúp mẹ mau về sữa hơn. Mẹ có thể mua túi chườm nước nóng và nhẹ nhàng để lên 2 bầu ngực. Trong lúc chườm nóng mẹ cũng có thể tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn để giảm căng thẳng và stress.
6. Các phương thuốc dân gian
Từ xa xưa, ông bà ta đã truyền đạt nhiều mẹo dùng các bài thuốc cổ truyền để chữa mất sữa. Một trong những phương pháp đó là dùng lá đinh lăng sắc nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ngoài ra, uống nước lá chè vàng cùng giúp cải thiện tình trạng mất sữa của mẹ bỉm.
7. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Nhiều mẹ vẫn có quan niệm ăn móng giò sau sinh để giúp lợi sữa. Sự thật là loại thực phẩm này còn gây tắc tia sữa, béo phì và lên cân ở mẹ sau sinh. Chế độ ăn uống tốt nhất cho bà bầu là thực đơn khoa học với đầy đủ các chất dinh dưỡng ở nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Không ăn quá nhiều hoặc quá ít một món nào.
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây rất tốt và phù hợp cho sức khỏe mẹ sau sinh. Một số loại thực phẩm mẹ nên ăn nhiều là: quả mướp, rau thì là, rau khoai lang, đu đủ xanh, chuối sứ…vừa nhuận tràng lại lợi sữa cho mẹ.
Ngoài ra, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh stress và căng thẳng cũng là cách giúp sữa mẹ về nhiều. Nếu mẹ cứ quá lo lắng và hoang mang sợ mất hẳn sữa cho con thì tình trạng có thể còn tệ đi đấy.
Bài viết đã giải đáp băn khoăn ăn măng có mất sữa không của nhiều mẹ bỉm sau sinh. Tuy vậy, nếu đã áp dụng hết các phương pháp trên nhưng sữa vẫn chưa về thì mẹ nên đến ngay bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!