Nguyên nhân mẹ ít sữa là gì? Đâu là biện pháp cải thiện để có nguồn sữa dồi dào cho con?
Việc ít sữa có thể dẫn đến bé thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển, suy giảm hệ thống miễn dịch và thiếu thông minh. Không những thế nếu ít sữa kéo dài, bé lười bú mẹ mới sinh còn có nguy cơ tắc ti mất sữa. Một số nguyên nhân làm sữa tiết ra ít mà mẹ nên chú ý sau đây.
- Ăn quá ít hoặc quá nhiều món bổ dưỡng
- Ăn những thực phẩm gây ít sữa
- Căng thẳng, stress, lo âu
- Mẹ có vấn đề bệnh lý
- Sử dụng máy hút sữa sai cách
- Bé bú ngoài nhiều, ngậm ti giả
- Dấu hiệu giả khiến mẹ lầm tưởng mình ít sữa
- Mẹ nên làm gì để tăng sữa?
1. Ăn quá ít hoặc quá nhiều món bổ dưỡng
Để tạo ra sữa mẹ, cơ thể dưới sự tác động của hoocmon prolactin lấy nguồn protein và các chất dinh dưỡng cần thiết từ máu của mẹ làm nguyên liệu cho quá trình hình thành sữa. Do đó, chế độ dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ là cực kỳ cần thiết.
Bạn có thể chưa biết:
Thực đơn thiếu chất, ít dinh dưỡng và không cân đối là nguyên nhân làm sữa tiết ra không đủ nhu cầu của bé sơ sinh. Tuy vậy ăn nhiều cũng không hẳn tốt. Thực tế mẹ sau sinh con ở cữ thường được bồi bổ nhiều món giúp kích thích sữa nhiều như móng giò, đu đủ, thịt nạc, xương hầm,… Đúng là các món này rất bổ dưỡng cho cơ thể sau sinh nhưng nếu ăn quá nhiều chất bổ, béo và đạm mà quên mất bổ sung vitamin từ rau xanh, trái cây cũng dẫn đến việc tuyến sữa hoạt động kém hiệu quả.
Bổ sung rau xanh, trái cây là cần thiết
2. Thực phẩm làm giảm sữa
Một nguyên nhân ít sữa khác liên quan đến ăn uống có thể là mẹ vô tình ăn phải một số thực phẩm có thành phần làm ức chế hoạt động của hormone prolactin. Các loại thực phẩm ăn nhiều sẽ khiến sữa mẹ ít dần đi mà mẹ nên hạn chế bao gồm: măng chua, sầu riêng, mướp đắng, lá lốp, bạc hà,… Những món ăn có nhiều gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống chứa caffein, cồn cũng được cảnh báo.
3. Căng thẳng, stress, lo âu
Căng thẳng khiến mẹ giảm sữa
Mẹ sau sinh thường rất dễ rơi vào tâm trạng không ổn định do mệt mỏi, lo lắng cho con, ngủ không đủ giấc, trầm cảm sau sinh. Việc căng thẳng thần kinh ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể mẹ và làm giảm lượng sữa tiết ra rõ rệt. Khi bị stress, cơ thể mẹ tiết ra chất là ức chế hoạt động của prolacin và oxytocin, 2 hoocmon thúc đẩy quá trình tạo ra sữa. Tâm trạng không ổn định còn gây rối loạn nội tiết tố, làm cơ thể mẹ gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ, hoạt động sản xuất sữa cũng bị tác động làm giảm lượng sữa.
4. Mẹ có vấn đề bệnh lý
Suy nhược cơ thể, thiếu máu làm cơ thể mẹ yếu, mệt mỏi làm sữa tiết ra ít đi, sữa đang nhiều tự dưng ít. Mẹ cho con bú bị cảm cúm, hoặc cần dùng thuốc kháng sinh nên có chỉ dẫn của bác sĩ vì các thuốc này có thể dẫn đến việc mất sữa. Bệnh lý phổ biến làm sữa ít nữa là các bệnh liên quan đến vú và tuyến sữa. Như bệnh viêm tuyến vú, áp xe vú do tắc sữa lâu ngày không được chữa khỏi gây mất sữa. Hoặc bệnh thiểu sản tuyến vú, phẫu thuật ngực (bao gồm cả phẫu thuật nâng ngực) cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tiết sữa của tuyến vú sau này.
5. Sử dụng máy hút sữa sai cách
Hút sữa quá mạnh có thể tổn thương tuyến sữa
Khi sữa chưa đầy mà mẹ vội dùng máy hút sữa có thể khiến tổn thương bầu sữa và núm vú. Máy hút sữa quá mạnh cũng làm tuyến sữa có vấn đề, không tiết ra đủ nhu cầu bé. Hơn nữa, mẹ lạm dụng máy hút sữa có thể dẫn đến lười cho con bú trực tiếp. Bé không được bú trực tiếp cũng làm cơ thể tiết ra ít sữa hơn do không có sự kích thích gần gũi mẹ con cần thiết.
6. Bé bú ngoài nhiều, ngậm ti giả
Việc cho bé bú nhiều sữa công thức hơn hay cho con ngậm ti giả sớm khiến bé chê sữa mẹ và bắt đầu lười bú, bỏ cữ. Bé bú ít hơn làm cơ thể có phản xạ tự nhiên là giảm sự kích thích sữa, tiết sữa ít lại phù hợp nhu cầu bé. Bé bú sai cách, sai tư thế hoặc bú nhiều cữ nhỏ không đều hàng ngày cũng dẫn đến nguy cơ giảm sữa tương tự.
Bạn có thể chưa biết:
Sữa chỉ về một bên ngực, liệu mẹ có đủ sữa cho con?
Mẹ bị chê ít sữa thì nhớ tẩm bổ bằng 5 loại Hoa Quả Lợi Sữa này!
Dấu hiệu giả khiến mẹ lầm tưởng mình ít sữa
- Bé có vẻ đói giữa các bữa ăn: Bé có thể làm động tác mút khi mệt mỏi, buồn chán, căng thẳng hay chỉ đơn giản là con thích làm vậy. Các bé thường xuyên ngủ thiếp trong cữ bú và sau đó sẽ chóp chép miệng mỗi khi buồn ngủ. Điều này có thể khiến cha mẹ nhận định nhầm là bé đang đói.
- Bé đòi bú nhiều hơn thường lệ có thể không phải là dấu hiệu ít sữa: Bé sơ sinh cần bú 8-12 lần mỗi 24 giờ. Trẻ bú mẹ cũng thường bú nhiều lần và mỗi lần sẽ ngắn hơn vào buổi tối. Điều này thường diễn ra vào khoảng 2-3 tuần, 6 tuần và 3 tháng tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Lúc này, bé bú nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu gia tăng của cơ thể chứ không phải vì sữa mẹ ít.
- Bé có vẻ đói ngay sau cữ bú: Trong 4 tháng đầu, phần lớn trẻ có nhu cầu mút rất lớn. Nếu sữa về nhanh, bé có thể chén no bụng trước khi nhu cầu bú mút được thỏa mãn. Vì vậy, cha mẹ có thể nhầm tưởng bé vẫn đói ngay sau cữ bú vì thấy con mút liên tục.
- Bé bú cạn bình sữa sau khi bú mẹ:
- Bầu vú mẹ ít căng hơn và không rỉ sữa
- Bé không tăng cân như mong đợi
Mẹ nên làm gì để tăng sữa?
Nên thoải mái tâm trạng để sữa tiết ra nhiều hơn
Nắm được các nguyên nhân mẹ ít sữa và kịp thời nhận biết dấu hiệu ít sữa mẹ thì đã có thể mường tượng được cách cải thiện cho mình. Để làm tăng lượng sữa tiết ra và giảm nguy cơ mất sữa, mẹ có thể áp dụng:
- Bổ sung thực đơn dinh dưỡng đa dạng nhiều rau xanh, hoa quả, ít gia vị. Uống nhiều nước.
- Có biện pháp chữa trị các bệnh tuyến vú, viêm tuyến sữa kịp thời. Ngưng nạp thêm chất kháng sinh
- Cho con bú theo cữ đều đặn, để bé bú no. Chú ý ôm ấp bé tiếp xúc da mẹ vài phút trước khi cho bú để tăng cảm giác thèm bú ở bé. Đồng thời cho bú đều 2 bên bầu vú để kích thích đều, đồng thời giúp bầu sữa bớt căng tức và cân đối hơn.
- Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tranh thủ ngủ lấy lại sức. Chia sẻ lo lắng với chồng và gia đình.
Sữa ít không đủ nhu cầu con chắc hẳn khiến nhiều mẹ lo lắng và hoảng hốt. Nhưng càng lo lắng tình hình càng có nguy cơ tệ hơn. Hãy tìm hiểu các nguyên nhân mẹ ít sữa để đảm bảo đủ dinh dưỡng và chế độ sống lành mạnh để cải thiện lượng sữa cho con.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!