Sữa mẹ luôn là chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Mẹ nếu ít sữa có nên dùng thuốc kích sữa mẹ không?
Thuốc kích sữa mẹ là gì?
Sữa mẹ luôn là chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Mẹ nếu ít sữa có nên dùng thuốc kích sữa mẹ không?
Prolactin và Oxytocin là 2 hormone có vai trò quan trọng trong quá trình tiết sữa của mẹ. Prolactin giúp sản xuất sữa, oxytocin giúp giải phóng sữa.
- Sau khi sinh nồng độ Prolactin trong máu tăng cao giúp sản xuất sữa. Mỗi khi mẹ cho con bú hay thực hiện hút sữa, cơ thể sẽ tiết ra prolactin. Lúc này sữa sẽ được sản xuất và tích trữ trong các nang sữa. Hàm lượng prolactin quá thấp, mẹ sẽ giảm tiết sữa.
- Oxytocin được giải phóng khi em bé (hoặc máy hút sữa) bắt đầu hút và kéo núm vú vào miệng. Oxytcin làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa ra khỏi nang, đi vào các ống dẫn sữa và tiết ra khỏi núm vú.
Chính vì thế thuốc kích sữa thường là các thuốc có khả năng kích thích tăng tiết Prolactin và Oxytocin.
Các loại thuốc kích sữa thường gặp
1. Metoclopramide
Loại thuốc điều trị các triệu chứng bệnh dạ dày, trào ngược thực quản, hay nôn sau phẫu thuật… Metoclopramide còn có tác dụng ngăn chặn sự giải phóng dopamine ở hệ thần kinh trung ương. Từ đó làm tăng nồng độ prolactin trong máu, giúp tăng bài tiết sữa. Tuy nhiên Khi dùng quá liều, metoclopramide có thể gây các biểu hiện ngoại tháp như run chân tay, rối loạn vận động và trương lực.
Tác dụng phụ có thể gặp
Cảm giác buồn ngủ, đau đầu hoặc bồn chồn. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng hiếm gặp hơn như trầm cảm, rối loạn vận động nếu dùng với liều cao trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, khi dùng, bạn cũng không nên uống lâu hơn 12 tuần. Đặc biệt, nếu bạn bị trầm cảm, rối loạn co giật, hen suyễn hoặc huyết áp cao thì cũng nên tránh sử dụng.
2. Domperidone (Motilium)
Cũng giống như metoclopramide, đây cũng là một loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh về dạ dày. Bên cạnh đó, domperidone cũng có tác dụng làm tăng nồng độ prolactin trong máu, giúp tăng tiết sữa mẹ. Theo nghiên cứu, loại thuốc này được cho là an toàn và ít gây ra tác dụng phụ hơn so với metoclopramide.
Tác dụng phụ thường gặp
Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng loại thuốc này thường là đau đầu, co thắt dạ dày và khô miệng.
3. Oxytocin
Oxytocin là một dạng thuốc xịt mũi có tác dụng giúp tăng tiết sữa. Các nghiên cứu cho thấy, loại thuốc này có thể làm tăng 3 – 5 lần lượng sữa ở các bà mẹ sinh con đầu lòng, và tăng 2 lần lượng sữa ở các bà mẹ sinh con thứ. Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này hiện vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi. Do đó, bạn vẫn nên hạn chế sử dụng.
4. Sulpiride, Chlorpromazine
Các loại thuốc an thần cũng có tác dụng làm tăng tiết sữa do phong bế dopamin giúp tăng prolactin trong máu. Tuy nhiên phản ứng phụ thường gặp của Sulpiride, Chlorpromazine ở mẹ là chứng ngoại tháp và tăng cân rất đáng lo ngại.
Thuốc kích sữa mẹ
Lưu ý khi sử dụng
Khi sử dụng các loại thuốc kích sữa giúp các bà mẹ đang trong quá trình điều trị các căn bệnh nặng, bệnh mãn tính, căn bệnh nguy hiểm luôn có đủ nguồn sữa cho con bú.
Tuy nhiên để an toàn tuyệt đối cho con các mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng một thuốc nào đó để kích sữa. Vì nó có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ khi bài tiết qua sữa ảnh hưởng tới con.
Mách mẹ cách tăng sữa mẹ tự nhiên
1. Massage bầu ngực bằng nước ấm
Việc massage tác động trực tiếp tới ống dẫn sữa của mẹ làm cho đường ống dẫn sữa giãn nở giúp sữa chảy nhanh và nhiều hơn, giúp sản sinh lượng sữa nhiều hơn. Massage bầu ngực không chỉ giúp kích sữa mẹ, mà còn giải quyết các vấn đề liên quan như tắc tia sữa, u vú, áp xe vú do chất lỏng bị tích tụ lâu ngày.
2. Sử dụng thảo dược giúp tăng tiết sữa
Các loại thảo dược rất lành tính, không chỉ bổ sung dưỡng chất cho chị em phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe mà còn có tác dụng kích thích cơ chế sản xuất sữa mẹ, giúp sữa mẹ luôn dồi dào.
3. Cho con trực tiếp bú mẹ
Đây là cách kích sữa tuyệt vời nhất. Cho con bú đều đặn các cữ khoảng 2 giờ một lần để sữa mẹ không bị gián đoạn tiết sữa. Bạn nên nhớ rằng, việc ưu tiên cho bé bú là điều nên làm đầu tiên nếu muốn sữa mẹ dồi dào.
Theo theAsianparent
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!