Mới sinh ít sữa phải làm sao đây? Mẹ bỉm sữa vừa chưa phục hồi hoàn toàn sức khoẻ mà nay thêm lo lắng khi không có đủ sữa cho con. Và căng thẳng cứ thế leo thang! Những việc mẹ có thể làm sẽ được bật mí.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng mới sinh ít sữa
Mẹ mới sinh có thể cảm thấy rất cô đơn và giống như đã làm sai điều gì với con khi ít sữa hay sữa không về trong một thời gian ngắn sau khi sinh. Mới sinh ít sữa Nhưng hãy nhẹ nhàng với bản thân – bạn không làm gì sai cả. Bạn chắc chắn không đơn độc và rất có thể sẽ có nhiều sữa hơn trong vòng một hoặc hai tuần tới.
Có rất nhiều lý do khi mới sinh ít sữa. Nguồn sữa mẹ có thể cần nhiều thời gian hơn một chút để ổn định nếu:
- Thai phụ sinh non – đặc biệt trẻ không được da kề da với mẹ ngay sau khi chào đời
- Mẹ mắc một bệnh lý như tiểu đường hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Tăng cân nhiều hay béo phì khi mang thai
- Đã bị nhiễm trùng hoặc bị bệnh bao gồm sốt
- Sinh mổ
- Không được vận động nhiều mà phải nằm nhiều trên giường trong quá trình mang thai
- Gặp phải một tình trạng tuyến giáp.
- Đã trải qua một cuộc vượt cạn đau đớn hoặc băng huyết sau sinh
- Không thể cho con bú trong vài giờ đầu sau khi sinh.
Bởi vì nguồn sữa mẹ được sản xuất theo nhu cầu do đó sản phụ phải kích thích vú thường xuyên và tiết ra càng nhiều sữa và sữa non càng tốt. Vậy mới sinh ít sữa phải làm sao để gọi sữa về?
Mới sinh ít sữa phải làm sao khi còn ở bệnh viện hay đã về nhà?
Xoa bóp vùng ngực, bơm hoặc vắt sữa bằng tay
Kích thích vú có thể giúp tạo ra các vị trí tiếp nhận sữa quan trọng và tăng lượng sữa mẹ được sản xuất. Điều quan trọng là hãy thoải mái tinh thần, dành thời gian chăm sóc và xoa bóp vùng ngực của mẹ bỉm.
Sử dụng máy bơm/hút sữa ở bệnh viện
Khác với những loại maý thông thường, những máy hút này có thêm lực hút để tạo ra sự khác biệt lớn không chỉ về lượng sữa hút được từ ngực của mẹ, mà còn tạo sự khác biệt giúp mẹ cảm nhận được. Và nó có thể giúp làm tăng đáng kể lượng sữa mẹ trong tương lai.
Vắt sữa thường xuyên – ngay cả khi mới sinh ít sữa!
Mới sinh ít sữa phải làm sao? Mẹ bỉm sữa nên cho con bú, hút sữa hoặc vắt tay sau mỗi 2 đến 3 giờ trong thời gian đầu. Hãy luôn nhớ rằng cơ thể tạo ra sữa dựa trên cung-cầu. Tức là khi mẹ cố gắng hút hết sữa thường xuyên để cơ thể hiểu rằng cần nên sản xuất nhiều hơn cho con bạn.
Đặc biệt nếu trẻ sơ sinh bị tách khỏi mẹ ngay sau khi chào đời vì lý do gì, điều quan trọng là phải luôn kích thích và hút sữa từ vú dù mới sinh ít sữa.
Sử dụng đệm sưởi hoặc tắm nước ấm trước khi vắt sữa
Chườm nóng và xoa bóp là những cách tuyệt vời để khuyến khích vú bạn tiết ra nhiều sữa hơn. Hoặc trước khi vắt sữa, mẹ có thể đi tắm với nước nóng, vừa giúp thư giãn, đồng thời giúp quá trình vắt sữa dễ dàng hơn.
Nghe nhạc thư giãn
Nghe những giai điệu nhẹ nhàng du dương sẽ giúp sản phụ thư giãn và kích thích các hormone tiết ra thêm nhiều sữa. Nếu đang bơm sữa, việc xem ảnh hay nhìn vào con yêu cũng có thể hữu ích.
Uống nhiều nước và ngủ nhiều nhất có thể
Sữa mẹ bao gồm rất nhiều nước, vì vậy mẹ không những cần uống đủ nước mà còn nên tăng lượng nước uống vào, và nó cũng góp phần tăng lượng sữa mẹ tiết ra.
Mới sinh ít sữa phải làm sao nữa? Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng họ tiết ra nhiều sữa hơn sau khi ngủ. Giấc ngủ giúp cơ thể thư giãn và nhận được các hormone sản xuất sữa phù hợp.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Một thực đơn ăn uống đầy đủ những chất dinh dưỡng sẽ giúp mẹ sớm phục hồi sức sau khi sinh, và cũng đóng góp vào một nguồn sữa nhiều và chất lượng. Chế độ ăn sau sinh mổ và sinh thường khá khác nhau, hãy đảm bảo tham vấn lời khuyên của bác sĩ nhé.
Tại sao mới sinh ít sữa không nhất thiết phải lo lắng quá nhiều?
Mặc dù việc chờ đợi lượng sữa mẹ tăng lên có thể khiến chị em vô cùng bực bội, nhưng hãy cho cơ thể thời gian để thích nghi. Bạn càng căng thẳng thì tình trạng này càng khó khắc phục.
Ông xã và gia đình luôn bên cạnh để giúp đỡ mẹ trong giai đoạn mới sinh và hành trình bỉm sữa sau này. Đừng ôm hết việc vào người!
Một hành trình mới chỉ mới bắt đầu. Còn rất nhiều kiến thức và trải nghiệm đang chờ mẹ và bé ở phía trước, và chắc chắn không phải lúc nào cũng toàn niềm vui. Nhưng tất cả sẽ hoàn toàn xứng đáng, miễn là mẹ hãy nhớ chăm sóc bản thân thật tốt. Mẹ phải khoẻ và vui thì con mới là một đứa trẻ khoẻ mạnh và hạnh phúc.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!