Sau sinh, mẹ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi, cả tích cực lẫn tiêu cực. Trong đó, táo bón sau sinh là tình trạng khiến mẹ khá lo lắng. Nếu không điều trị kịp thời, mẹ sẽ khó tránh hệ lụy nguy hiểm về sau.
Táo bón sau sinh – “người bạn không mời mà đến”
Đây là nỗi ám ảnh của hầu hết mẹ bỉm. Nếu số lần đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần kèm theo biểu hiện phân cứng và cảm giác khó chịu, mẹ đã bị táo bón.
Bị táo bón hoàn toàn không hề dễ chịu. Đối với mẹ sau sinh, tình trạng này còn khổ sở hơn nhiều lần và gây ra nhiều điều phiền toái. Hậu quả táo bón có thể ảnh hưởng cả mẹ và bé.
Nguyên nhân gây táo bón sau sinh
“Dư âm” sau khi lâm bồn
Sinh con là một hành trình vất vả, mất nhiều sức lực. Quá trình mang thai gây chèn ép vào đại tràng, làm giảm nhu động ruột gây ra táo bón. Đồng thời, cơ thể mẹ sau sinh mất lượng lớn nước. Mẹ phải hạn chế vận động để đỡ mất nước, cơ thể mau hồi phục hơn.
Ít hoạt động, nằm một chỗ khiến ruột hoạt động yếu đi. Phân di chuyển chậm hơn. Phân lưu lại ruột bị tái hấp thu nước nhiều lần nên khô cứng gây táo bón.
Ảnh hưởng vết mổ
Rạch hoặc cắt nới tầng sinh môn là việc phổ biến để mẹ có thể sinh bé được dễ dàng. Vết khâu mất khá nhiều thời gian để lành.
Trong những ngày đầu sau sinh, việc đi vệ sinh thực sự khiến các mẹ sợ hãi. Sợ đau, bục vết khâu, mẹ thường cố gắng hạn chế tần suất đi ngoài. Kèm theo tâm lý ngại đi hoặc áp lực căng thẳng mỗi lần đi ngoài dẫn đến hậu quả là bị táo bón.
Chế độ ăn uống
Sau sinh, mẹ phải đảm bảo chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt. Để đảm bảo nguồn sữa dồi dào cho con, mẹ phải bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng. Đôi khi, mẹ vô tình không chú trọng đến vai trò của chất xơ trong rau, củ, quả. Mẹ còn có tâm lý ít uống nước cho sữa đỡ loãng. Nguy cơ táo bón càng tăng.
Táo bón sau sinh gây hậu quả gì?
Ngay khi phát hiện mình bị táo bón, mẹ nên điều trị tại nhà càng sớm càng tốt. Gây đầy bụng, trướng hơi, ăn uống khó tiêu, mệt mỏi, táo bón lâu ngày có thể khiến mẹ bị trĩ.
Nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng như trĩ, sa trực tràng, sa dạ con… là rất lớn.
Đôi khi, táo bón sau sinh có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác. Nếu bị táo bón nặng đi kèm đau bụng, tiêu chảy, phân bạn chứa chất nhầy hoặc máu, mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay.
3 cách đơn giản “dập tắt” tình trạng táo bón sau sinh
Chế độ ăn uống hợp lí
Song song với chế độ ăn giàu chất đạm, mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Không bị phá vỡ trong hệ tiêu hóa, chất xơ di chuyển dễ dàng trong lòng ruột. Đây là tác nhân chính hỗ trợ hoạt động đường tiêu hóa.
Các loại trái cây, rau củ quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt cũng được xem là “bạn thân” của đường ruột. để hỗ trợ hoạt động đường ruột. Diếp cá, mồng tơi, rau má, rau khoai lang, rau cần, rau sam, khoai lang, củ cải trắng, cà rốt,… đều có tác dụng nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón khá tốt.
Đặc biệt, mẹ đừng quên uống ít nhất là 8 cốc nước mỗi ngày để đảm bảo lượng nước cho mình và bé nhé!
Đi vệ sinh đúng giờ
5 – 7 giờ sáng là lúc ruột đang bài tiết chất độc. Đây là thời điểm tốt nhất để đi vệ sinh. Chị em đừng “nhịn” khiến giảm chức năng của ruột, tăng hấp thụ độc tố. Tạo thói quen hằng ngày sẽ khiến hình thành đồng hồ sinh học ổn định.
Thường xuyên vận động
Nếu không có chống chỉ định, mẹ sau sinh nên đi bộ nhiều. Đều đặn đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần, mẹ sẽ thấy sức khỏe của mình cải thiện rõ rệt.
Giữ tinh thần lạc quan
Căng thẳng, buồn bã sẽ ảnh hưởng đến quá trình co bóp của dạ dày. Điều này sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Đừng quá ám ảnh hay sợ hãi, mẹ sẽ cảm thấy giảm táo bón rất nhiều đấy.
Xoa bụng tức thời
Mẹ có thể tăng cường nhu động đường ruột thông qua phương pháp xoa bụng. Kết hợp với điều chỉnh nhịp thở, quá trình bài tiết chất thải sẽ dễ dàng hơn.
Cách xoa bụng mẹ có thể tham khảo:
- Bước 1: Tay trái chống eo, tay phải từ vùng rốn xoa ly tâm ra chung quanh nhiều vòng
- Bước 2: Thực hiện xoa xuống phía dưới trái, qua bụng dưới, bụng phải. Sau đó, mẹ trở về vùng dạ dày 1 lần, xoa 36 lần.
Lưu ý: Đổi tay, tay phải chống eo. Mẹ thực hiện ngược lại, cũng xoa 36 lần.
Chúc mẹ “dập tắt” tình trạng táo bón sau sinh với những gợi ý bên trên nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!