Dân gian truyền tai nhau mẹo nhỏ để con có má lúm đồng tiền xinh xắn là mẹ nên ăn lựu khi mang thai. Tuy nhiên, thức quả ngon mắt này có phù hợp cho thai kỳ không? Bà bầu ăn lựu được không? Và nếu ăn được thì mẹ bầu nên giới hạn số lượng quả là bao nhiêu?
Lựu – thức quả đỏ mọng đầy dưỡng chất
Cây lựu (thạch lựu) được biết đến với tên khoa học là Punica granatum L. Tây Nam Á là vùng đất xuất xứ khởi nguồn của loài cây lâu năm này.
Hoa lựu có màu đỏ rất đẹp, tươi thắm như lửa. Sắc rực rỡ nổi bật này đã từng được Nguyễn Du nhắc đến trong câu thơ: “Ngoài tường lửa lựu lập lòe đơm bông”.
Cây lựu thường mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm nhỏ. Quả lựu có hình cầu, vỏ dày. Cấu tạo bên trong quả lựu khá đặc biệt: nhiều vách ngăn chia hạt lựu thành từng ô. Hạt lựu có sắc hồng trắng, vỏ mọng nước, khi cắn vào, người ăn sẽ thấy có vị chua ngọt thanh, không gắt.
Quả lựu mang đến những giá trị dinh dưỡng gì?
Lựu là trái cây được đánh giá cao về hàm lượng dinh dưỡng. Cụ thể, trung bình trong 100g phần ăn được của quả lựu có chứa:
- 79.6 g nước
- 70 KCal
- 0.6 g Protein
- 16.2 g Carbohydrate (đạm)
- 0.3 g chất béo
- 2.5 g chất xơ
- 259 mg Kali
- 3mg Natri
- 70 µg Đồng
- 0.70 mg Sắt
- 3 mg Magie
- 6 mg Vitamin C
- 0.6 mg Vitamin B5
- 0.1 mg Vitamin B6
- 0.6 mg Vitamin E
- 4.6 µg Vitamin K
Ở Việt Nam, lựu được trồng nhiều để lấy quả ăn, làm cây cảnh và làm thuốc chữa bệnh. Theo các nghiên cứu Đông y, vỏ quả lựu có vị chua, chát, tính ấm giúp chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân và vỏ rễ lựu vị đắng chát, tính ấm, giúp sát trùng, tẩy giun sán.
Tương tự như cây dừa, hầu hết các bộ phận của cây lựu đều được tận dụng tối đa.
Ăn lựu khi mang thai có tốt không?
Lựu có nhiều tác dụng tốt cho mẹ bầu, cụ thể là:
Điều trị thiếu máu
Chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng khiến phụ nữ thiếu máu khá nhiều. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng cần “huy động” lượng lớn máu để hình thành và nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế, thiếu máu là tình trạng xảy ra thường xuyên ở mẹ bầu. Hàm lượng haemoglobin trong lựu sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng này.
Đẹp dáng, sáng da, ngừa lão hóa
Quả lựu mọng nước nên tạo cho người ăn cảm giác no. Đồng thời, tác dụng này cũng có khả năng ức chế sự thèm ăn và giúp chống béo phì hiệu quả. Uống nước ép lựu mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu duy trì cân nặng ổn định, không phải vất vả giảm cân sau sinh.
Đồng thời, lựu chứa nhiều các chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do. Quá trình tái tạo tế bào diễn ra nhanh hơn, tuổi thọ tăng thêm, tốc độ lão hóa chậm lại. Cơ thể sử dụng nhiều oxy sẽ khỏe mạnh hơn, duy trì độ tươi trẻ lâu hơn. Các nếp nhăn, tàn nhang sẽ bị hạn chế tốc độ xuất hiện. Tình trạng nổi mụn trứng cá, phát ban, … cũng được thuyên giảm rõ rệt.
Bổ sung vitamin C, B
So với táo, lượng vitamin C trong lựu cao gấp 2 lần. Vitamin C dồi dào giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ có thể ngăn ngừa khả năng mắc bệnh từ vi khuẩn và nấm cho cả mẹ lẫn con.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Nước lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Chất xơ trong lựu cũng giúp nhuận tràng. Mẹ bầu sẽ được cải thiện chứng táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, … Ăn một quả lựu giúp cung cấp 45% nhu cầu chất xơ cần cho cơ thể trong 1 ngày.
Giảm huyết áp
Tiền sản giật là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ, dẫn đến huyết áp cao. Lựu có khả năng làm mềm các mạch máu, ổn định huyết áp và lượng đường trong máu, giảm cholesterol.
Vì vậy, bà bầu bổ sung quả lựu vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ hỗ trợ tốt trong việc giảm tình trạng này.
Duy trì sức khỏe răng miệng
Mang thai khiến mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề và nỗi lo. Do đó, việc chăm sóc răng miệng đôi khi cũng bị xao nhãng. Vì vậy, các rối loạn liên quan tới răng và lợi thường xảy ra ở các mẹ bầu. Thành phần trong quả lựu sẽ tác động trực tiếp đến việc hình thành cao răng. Ăn lựu hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu tránh được những rắc rối về răng miệng.
Ngừa viêm nhiễm tự nhiên
Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp xương thường xảy ra ở phụ nữ. Trong khi đó, lựu lại giàu chất chống viêm khớp nên có tác dụng giảm viêm. Tránh được tình trạng viêm, xương sẽ phát triển tốt hơn. Nếu mẹ bầu được cải thiện mật độ xương thì quả lựu cũng tạo điều kiện tốt nhất cho sự hình thành hệ xương của thai nhi.
Các tác dụng khác
Quả lựu sẽ giảm nguy cơ đau tim, làm giảm mức cholesterol xấu trong máu của mẹ bầu và thai nhi. Tăng cường tế bào não, cải thiện trí nhớ, chống lại bệnh Alzheimer, … cũng là những tác dụng nổi bật.
Bên cạnh đó, quả lựu còn bảo vệ mô não trẻ sơ sinh khỏi thiệt hại do giảm cung cấp oxy.
Những lưu ý nếu mẹ ăn lựu khi mang thai
Bà bầu ăn lựu được không?
Là một loại quả giàu dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ lại dễ ăn, lựu được nhiều mẹ bầu yêu thích. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn lựu nếu mẹ có những vấn đề sau:
- Viêm dạ dày, sâu răng, bệnh răng miệng. Nếu mẹ bầu muốn ăn lựu, mẹ bầu phải đánh răng sạch sẽ ngay sau khi ăn xong.
- Bị nóng trong người, lượng đường trong máu cao. Lựu có thành phần làm cơ thể nóng lên, tích tụ nhiều đường.
- Viêm phế quản, cảm lạnh
Mỗi ngày, mẹ chỉ nên ăn duy nhất 1 quả lựu để kiểm soát tốt lượng dưỡng chất đưa vào cơ thể.
Ăn lựu tốt nhất nên bỏ hạt?
Dù có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tẩy giun tốt, hạt lựu chín có thể gây tắc ruột nếu ăn nhiều. Mẹ bầu nên nhai kỹ trước khi nuốt hạt nhé.
Nếu muốn tận dụng hết những dưỡng chất có trong quả lựu, mẹ có thể ép lấy nước. Đồng thời, để tránh nhàm chán, mẹ nên kết hợp với các loại trái cây khác như: quýt, xoài, lê, …
Ăn lựu khi mang thai rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, bất cứ cái gì nhiều quá cũng không tốt. Mẹ bầu nên kiểm soát những chất đưa vào cơ thể đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!