Vỡ kế hoạch sau sinh mổ không phải là hiện tượng hiếm gặp. Khi gặp trường hợp này mẹ phải làm gì? Những biến chứng nào có thể xảy ra nếu mẹ kiên quyết giữ con?
Hãy giải tỏa những thắc mắc này bằng cách tìm hiểu lý do tại sao mẹ nên kế hoạch sau sinh mổ. Và mẹ cần làm gì khi bị vỡ kế hoạch?
Đẻ mổ sau bao lâu nên có thai?
Thông thường, phải sau ít nhất 2 năm đẻ mổ, mẹ mới nên có thai lại.
Trước đây, thường chị em vừa đẻ mổ phải chờ 5 năm trước khi có thai trở lại. Ngày nay, với khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn, khoảng thời gian kia được rút ngắn lại. Dẫu vậy những người mẹ vẫn cần chờ 2 năm.
Đây là khoảng thời gian hợp lý để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục. Nó cũng đảm bảo sức khỏe của người mẹ trong lần mang thai kế tiếp. Nếu không đảm bảo được khoảng thời gian này, sản phụ và thai nhi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm. Thậm chí, một số trường hợp còn ảnh hưởng đến cả tính mạng.
Nguy cơ cho sản phụ nếu vỡ kế hoạch sau sinh mổ
Vết mổ cũ tuy gọi là “cũ” nhưng vẫn còn là “mới”, vì nó phải cần từ 12 tháng cho đến 2 năm mới có thể bình phục hoàn toàn. Tùy vào thể trạng của người mẹ và điều kiện chăm sóc sau sinh. Mang thai lại trước khoảng thời gian này có thể bục, rách vết thương… Kể cả khi diễn biến xấu ấy không xảy ra thì bạn cũng dễ bị đau ở vết mổ khi thai ngày một lớn lên
Nguy cơ bục vết sẹo mổ cũ
Bục vết sẹo mổ cũ là tai biến sản khoa. Nó thường gặp ở những thai phụ đã từng phẫu thuật lấy thai.
Bục sẹo mổ cũ tử cung trong thai kỳ thường xảy ra khi chuyển dạ sinh. Đặc biệt khi có cơn co mạnh hoặc lúc rặn sinh nên thường phải sinh bằng thủ thuật khi đủ điều kiện.
Dấu hiệu để nhận biết tình trạng này là bệnh nhân sẽ thấy đau nhói ở vùng tử cung, thường là ở chỗ vết mổ cũ. Theo đó, gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và con.
Nguy cơ cho nhau thai
Theo một nghiên cứu với gần 200 ngàn phụ nữ tại Mỹ, nếu khoảng cách dưới 1 năm nguy cơ bị bục vết mổ cũ là rất lớn vì sẹo chưa liền tốt.
Những trường hợp rau tiền đạo, nhau bám thấp mặt trước ở những bệnh nhân có sẹo mổ cũ thường là mổ đẻ nhiều lần thì nguy cơ bị nhau cài răng lược là rất cao. Đối với những trường hợp này khi sinh cần phải mổ. Nguy cơ chảy máu rất nặng phải cắt tử cung toàn bộ, truyền máu rất nhiều. Đôi khi còn gây tổn thương cả những cơ quan lân cận như bàng quang, ruột, niệu quản….và cả tính mạng.
Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ
Đây được coi là một dạng mang thai ngoài tử cung và rất nguy hiểm và hiếm gặp. Có hai dạng thai bám vào vết mổ cũ.
Dạng 1: Thai làm tổ ở vết mổ cũ và phát triển ngay trên vết mổ. Ở giai đoạn sớm gây chảy máu nặng và phải hủy thai. Có khi thai tiếp tục phát triển nhau thai có thể gây hiện tượng nhau bám thấp hoặc nhau cài răng lược do gai rau đan xen vào cơ tử cung.
Dạng 2: Nhau thai cấy sâu vào cơ và lớp mô sợi ở tử cung tại vết mổ cũ. Khi đó, các gai nhau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung gây tình trạng cài răng lược thậm chí xuyên thủng tử cung xâm lấn vào hố chậu gây chảy máu dữ dội dẫn đến tử vong.
Nguy cơ cho con nếu vỡ kế hoạch sau sinh mổ
Không chỉ gây nguy cơ cho sản phụ, việc đẻ mổ cận năm còn có nhiều hệ lụy cho con:
- Thai non tháng
- Trẻ sinh ra kém phát triển, thiếu máu
- Trẻ thường bị vàng da
- Tỉ lệ tử vong sơ sinh cao
- Mẹ phải chăm cả 2 con nhỏ nên nguồn lực và trí lực không đảm bảo cho 2 con
- Bé trước thiếu sự chăm sóc chu đáo cũng có thể trở nên yếu ớt, phát triển không được tốt
Vỡ kế hoạch sau sinh mổ cần làm gì?
Mẹ nên đến các trung tâm y tế uy tín để kiểm tra và được tư vấn chính xác nhất. Dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ và điều kiện gia đình, các bác sĩ sẽ có những lời khuyên hợp lý nhất. Từ đó, giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Nếu phá thai, mẹ cần cân nhắc thật kỹ. Ngoài ra, nên thực hiện ở các bệnh viện lớn và uy tín. Đồng thời mẹ cần tuân thủ những lời khuyên và chỉ định y tế của bác sĩ.
Không được tự ý sử dụng thuốc phá thai.
Nếu giữ thai, mẹ cần lưu ý kiểm soát chế độ ăn uống của mình sát sao hơn. Mẹ cũng đi khám thai kỹ càng, đều đặn để theo dõi tình trạng vết mổ cũ cũng như sự phát triển của con. Nhờ đó, s ớm phát hiện dấu hiệu nguy cơ để kịp thời can thiệp, tránh diễn biến xấu nhất có thể xảy ra.
Mẹ cũng nên quan tâm với bé đầu vẫn chưa hoặc mới vừa tròn tuổi. Hãy bảo đảm bố và những người thân khác trong gia đình quan tâm hơn đến bé. Nên chăm sóc và dạy dỗ bé với đầy tình yêu thương.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!