Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ có vai trò rất quan trọng, góp phần giúp vết mổ phục hồi nhanh chóng, liền sẹo và lợi sữa. Mẹ đã biết cách chuẩn bị thực đơn sao cho đủ chất và ngon miệng nhất chưa? Mời các mẹ cùng theo dõi.
Nội dung bài viết:
- Cơ thể mẹ thay đổi thế nào sau sinh mổ?
- Thực đơn cho bà đẻ mổ
- Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho mẹ
Những ảnh hưởng về sức khỏe của mẹ khi sinh mổ
Ta đều biết sinh mổ có nhiều ảnh hưởng về sức khỏe hơn sinh thường. Tuy nhiên, ngày nay sản phụ sinh mổ lại chiếm tỉ lệ rất cao. Nó giúp không ít bà mẹ và em bé thoát khỏi tình trạng nguy cấp. Ưu điểm là vậy, nhưng sinh mổ cũng tồn tại không ít những nguy hiểm về sức khỏe:
Mẹ đã biết chưa?
Cận cảnh 10 bức ảnh vết thương sau sinh mổ và những điều mẹ chưa biết về thủ thuật khâu vết mổ
Nằm viện lâu hơn người sinh thường
Sau khi phẫu thuật, các bà mẹ cần phải được chăm sóc cẩn thận. Bởi sinh mổ phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe nguy hiểm.
Những vấn đề về nhiễm trùng vết mổ, giảm tỷ lệ cho con bú sau khi mổ, nguy cơ có thai lần hai dễ bị tiền nhau đạo, nhau cài răng lược, nhau bong non… Đây là những trường hợp khẩn cấp nguy hiểm đến tính mạng của các bà mẹ.
Mẹ sau sinh mổ cũng rất dễ bị táo bón do ảnh hưởng từ thuốc kháng sinh, bị mất nước, giảm nhu động tiêu hóa, chế độ ăn uống và vận động chưa hợp lý. Mẹ sinh thường cũng hay bị táo bón nhưng mức độ không trầm trọng bằng mẹ sinh mổ.
Ngoài ra, do mẹ sinh mổ không cho con bú được ngay mà phải lưu lại ở phòng hồi sức. Sữa sẽ về chậm hơn do nhiều yếu tố như ảnh hưởng của thuốc gây tê và kháng sinh, cảm giác đau đớn ở vết mổ…, thậm chí mẹ còn có thể bị mất sữa tạm thời.
Thực đơn cho mẹ sinh mổ là vấn đề được nhiều người quan tâm
Đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe về lâu dài
Về lâu dài, các bà mẹ sinh mổ có thể đối mặt với các vấn đề sau: dính tắc ruột sau mổ, các bệnh lý nội mạc tử cung. Đây đều là những vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe người mẹ.
Như vậy, việc sinh mổ tuy có lợi nhưng cũng mang lại không ít rủi ro. Có tác động rất lớn đến sức khỏe mẹ sau mổ và nhiều nguy cơ về lâu dài. Vì vậy, nếu không phải trường hợp cấp bách, các bà mẹ không nên sinh mổ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Việc sinh mổ có nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc đầu tiên ta cần đối mặt là sau sinh các mẹ sẽ bị đau và kiệt sức. Nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề này là do vết mổ. Vì thế, thực đơn cho các bà mẹ sau mổ được đặc biệt quan tâm hơn.
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ đúng cách
Ăn chay 6 tiếng sau khi sinh
Khi sinh mổ, hoạt động đường ruột giảm vì vậy mẹ không nên ăn quá nhiều hay ăn những đồ ăn khó tiêu. Điều này có thể gây đầy hơi, chướng bụng ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của mẹ.
Sau 6 tiếng sau sinh
Sau 6 tiếng, các bà mẹ có thể ăn bình thường các món ăn cho bà mẹ sinh mổ. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều và vội vàng. Cần ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất và phù hợp giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng và có nhiều sữa cho con.
18 thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ
Cần biết được nên ăn những gì và không nên ăn những món nào là điều rất quan trọng. Liên quan mật thiết đến sự phục hồi của người mẹ. Mẹ sinh sau mổ nên dùng thực phẩm chứa nhiều đạm, ăn nhiều rau xanh. Bạn có thể tham khảo 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ sau đây:
Thực đơn số 1 cho mẹ sau sinh mổ
- Thịt thăn ram nghệ tôm
- Cơm trắng
- Thịt viên nấu đu đủ xanh
- Củ cải trắng luộc
- Tráng miệng: sữa chua và chuối
Mâm cơm thực đơn thứ nhất cho chị em sau sinh mổ
Thực đơn cho bà đẻ mổ 2
- Trứng gà luộc
- Củ cải luộc
- Ruốc thăn
- Thịt viên nấu bầu băm
- Cơm trắng
Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ số 3
- Thịt bò xào mướp
- Rau ngót nấu thịt băm
- Thịt kho củ cải
- Cơm trắng
Thực đơn số 4
- Tôm đồng rang
- Trứng gà ta luộc
- Mướp nấu gạch tôm
- Cơm trắng
Thực đơn số 5
- Gà rang gừng
- Bầu băm nấu mọc
- Tôm đồng rang
- Cơm trắng
- Tráng miệng: dứa ngọt
Thực đơn số 6
- Mướp đắng nhồi thịt hấp
- Móng giò nấu bí đỏ
- Tôm đồng rang
- Cơm trắng
Danh sách món ăn cho bà đẻ mổ số 7
- Thịt thăn rim
- Canh rau ngót nấu thịt băm
- Rau bí xào thịt bò
- Cơm trắng
- Tráng miệng: thanh long đỏ
Thực đơn số 8
- Thịt heo nạc luộc
- Trứng gà luộc
- Canh mồng tơi nấu tôm khô
- Cơm trắng
Thực đơn số 9
- Chả lá lốt chiên
- Trứng gà luộc
- Ruốc thịt thăn
- Bí luộc + nước canh luộc
- Cơm trắng
Thực đơn số 10
- Tràng trứng gà non xào lặc lè
- Súp lơ xanh luộc
- Cơm trắng
Những món ăn cho bà đẻ mổ số 11
- Cá ba sa kho tiêu
- Giò heo hầm khoai tây
- Cà rốt luộc
- Cơm trắng
Mẹ đã biết chưa?
Mẹ sau sinh mổ ở cữ thế nào để an toàn, sữa mau về và vết thương sớm lành?
Thực đơn số 12
- Bê xào
- Rau bí xào tỏi
- Nước canh rau bí luộc
- Cơm trắng
Thực đơn số 13
- Thịt kho tiêu
- Canh bí đao thịt băm
- Cơm trắng
Thực đơn số 14
Thực đơn cho mâm cơm thứ 14
- Nem rang
- Thịt nhồi mướp đắng hấp
- Lặc lè + nước canh luộc
- Cơm trắng
Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ số 15
- Thịt viên sốt cà chua
- Ruốc thịt thăn
- Rau ngót nấu thịt băm
- Cơm trắng
Thực đơn số 16
- Chim bồ câu quay
- Rau bí xào tỏi
- Nước canh rau luộc
- Cơm trắng
Thực đơn số 17 cho mẹ sau sinh mổ
- Cá trê kho tiêu
- Thịt heo xào bầu
- Canh rau ngót thịt băm
- Cơm trắng
Thực đơn số 18
- Giò heo hầm bí đao
- Thịt thăn rim nghệ
- Cơm trắng
Lưu ý khi chuẩn bị thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ
- Mẹ có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào sức ăn của mình nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất
- Khi nấu nên lưu ý hạn chế các loại thực phẩm làm giảm tiết sữa, thậm chí gây mất sữa
- Không nên ăn quá no mà nên chia khẩu phần ăn ra làm nhiều bữa nhỏ
- Rau củ nên nấu chín tới để giữ được vitamin trong khi thịt cá cần được nấu chín kỹ để loại bỏ vi khuẩn và giun sán gây hại
- Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hạn chế chọn các loại rau củ quả trái mùa, cần sơ chế nhiều lần với nước sạch trước khi nấu.
Trên đây là 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ nhanh chóng phục hồi sức khỏe và liền vết thương. Chúc các mẹ luôn vui vẻ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!