Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Thời gian lành vết thương sau mổ ở mỗi mẹ là khác nhau, tùy cơ địa và cách chăm sóc hậu phẫu. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Những trường hợp cần sinh mổ
- Những điều thai phụ nên biết khi sinh mổ
- Các bước mổ để lấy em bé ra
- Cận cảnh 10 bức ảnh về vết sinh mổ của các mẹ
Những trường hợp cần sinh mổ
Vào những tuần cuối của thai kỳ, sau khi đã xem xét về khả năng và dấu hiệu mẹ có thể sinh theo phương pháp nào, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho mẹ phải sinh mổ trong các trường hợp như:
- Thai nhi quá lớn
- Sức khỏe mẹ không đủ khả năng để sinh thường.
- Vị trí của bé không thuận lợi cho việc sinh tự nhiên.
- Mẹ mang thai đổi.
Những điều thai phụ nên biết khi sinh mổ
- Một ca sinh mổ thường diễn ra từ 1 tiếng 45 phút – 2 tiếng đồng hồ.
- Mẹ phải gây tê tủy sống để thực hiện ca mổ sinh. Nhưng với nhiều mẹ, nếu việc gây tê không thành công, bác sĩ sẽ phải thực hiện phương pháp gây mê cho mẹ. Do đó, mẹ có thể biết được ca mổ của mình diễn ra như thế nào hoặc thiếp đi hoàn toàn trong vòng 2 tiếng đồng hồ cho đến khi thuốc mê hết tác dụng.
- Khi sinh mổ mẹ sẽ không hề phải trải qua các đau đớn của việc tử cung mở như sinh thường. Nhưng bù lại mẹ thường cảm thấy các cơn đau “chảy nước mắt” sau khi trở về phòng hồi sức. Giây phút đau đớn nhất sẽ là lúc mẹ cần phải đứng dậy để chuẩn bị cho quá trình phục hồi sau sinh mổ. Tuy vậy những điều này không hề quá khó khăn với các mẹ có sức khỏe tốt. Thuốc giảm đau có tác dụng giúp mẹ thấy nhẹ nhàng hơn với việc sinh mổ.
Mẹ có thể quan tâm:
Quy trình sinh mổ và 10 điều trong phòng sinh mổ mẹ nên chuẩn bị tinh thần
Các bước mổ để lấy em bé ra
- Bác sĩ thử phản ứng trên cơ thể mẹ để xem thuốc tê (mê) đã phát huy tác dụng chưa. Nếu rồi mẹ sẽ được tiến hành tiếp các bước sau.
- Mẹ được rạch một đường trên bụng, phía dưới rốn. Vết cắt sẽ đi qua da và tới các lớp mô. Máu bắt đầu chảy và y tá sẽ giúp bác sĩ thấm máu liên tục bằng gạc.
- Tiếp đó vết cắt tới vùng tử cung. Bác sĩ tìm vị trí em bé và đưa bé ra ngoài.
- Sau đó mẹ sẽ được khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu trong vòng 15-20 phút. Chỉ sau 7-10 ngày, chỉ từ vết sinh mổ sẽ biến mất hoàn toàn.
Cận cảnh 10 bức ảnh về vết sinh mổ của các mẹ
1. Vết sinh mổ 3 ngày
Vết sinh mổ 3 ngày
Rất nhiều mẹ cảm thấy lo lắng với việc sinh mổ của mình. Nhiều mẹ hình dung trong đầu về vết thương sau sinh mổ trông sẽ như thế nào? Liệu có ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ và hình dáng cơ thế không? Đây là một bức ảnh để mẹ có thể thấy rõ vết khâu của bác sĩ. Nhưng thông thường mẹ sẽ được dán một miếng dính chống thấm nước và bảo vệ vết thương ngay sau khi nó được khâu xong. Và chỉ khi nào ra viện thì các y tá mới bóc tấm dán đó. Do đó, các mẹ đừng quá lo lắng về chuyện vết thương có thể bị nhiễm trùng hay trông tệ hại quá mức.
Vết thương sau sinh mổ có hình dạng và đặc điểm tùy theo từng mẹ cũng như phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại chỉ và kĩ thuật khâu chuyên nghiệp của bác sĩ.
2. 5 ngày sau khi sinh mổ
5 ngày sau khi sinh mổ
Đây là bức ảnh của mẹ đã trải qua ca sinh mổ được 5 ngày. Vết thương vẫn hơi sưng tấy đỏ và có dấu vết của việc cạo lông vùng kín trước khi sinh.
3. Cắt chỉ vết mổ
Cắt chỉ vết mổ
Sau khi nằm viện từ 3-5 ngày, y tá sẽ tiến hành cắt chỉ vết mổ cho mẹ. Phần còn lại sẽ tự tiêu từ 7-10 ngày. Động tác này được diễn ra rất nhanh nên các mẹ sẽ không cảm thấy đau đớn gì.
4. Một tuần sau ca sinh mổ
Một tuần sau khi ca sinh mổ
Với một số mẹ nằm viện lâu hơn, có thể đến ngày thứ 7 mẹ mới được cắt chỉ. Vết khâu vẫn còn rất rõ nét nhưng lúc này những cơn đau của mẹ đã không còn quá nhiều.
5. Chỉ đã được cắt bỏ hoàn toàn
Chỉ đã được cắt bỏ hoàn toàn
Ở thời điểm này các mẹ sẽ thấy vết mổ còn đỏ nhưng chẳng mấy chốc nữa nó sẽ lành và nhạt màu.
6. Vết thương sau sinh mổ tầm 3 tháng
Vết thương sau sinh mổ tầm 3 tháng
Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Mẹ có thể thấy vết mổ còn hơi đỏ và gồ lên dù đã 3 tháng trôi qua. Thể trạng và sức khỏe của mỗi người phụ nữ khác nhau nên thời gian lành vết thương sau sinh mổ cũng sẽ khác nhau. Nếu sức khỏe ổn định, các mẹ sẽ cảm thấy bớt đau sau vài ngày tập đi lại. Ngoài ra, tình trạng vết mổ lành nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào những việc chăm sóc vết mổ sau sinh như:
– Vệ sinh vết mổ: Thai phụ nên thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc nào lên vết mổ mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
– Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống: Thai phụ nên tránh ăn những món ăn gây dị ứng ở vết thương hoặc để lại sẹo.
Mẹ có thể quan tâm:
Những dấu hiệu bất thường ở vết mổ sau sinh không nên chủ quan và cách chăm sóc để mẹ nhanh lành sau sinh mổ
7. Những dấu tích của quá trình mang nặng đẻ đau
Những dấu tích của quá trình mang nặng đẻ đau
Rạn da nhiều và vết thương sinh mổ là những gì mẹ cần phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt sau khi quá trình mang thai đã hoàn thành. Dù là vết mổ đẻ dọc hay ngang. Những vết mổ sau sinh 1 tháng vẫn còn sẹo nếu vết mổ đẻ sau 1 tháng không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến sẹo lồi.
8. Vết mổ sau nhiều tháng
Vết mổ sau nhiều tháng
Vết mổ sau sinh 3 tháng sẽ ổn định hơn trước nhiều. Đây là bức ảnh của mẹ sau khi đã sinh mổ được 5 tháng. Vết mổ dang mờ dần và không còn đỏ như ban đầu nữa. Chẳng mất chốc mà mẹ sẽ chỉ thấy đó là một vết sẹo nhạt màu ở khu vực mà bikini hoàn toàn có thể che kín.
9. Mẹ phải mổ sinh theo đường dọc
Mẹ phải mổ sinh theo đường dọc
Khác với các vết mổ trên, đây là vết thương sau sinh mổ của một mẹ sinh con lần thứ 3. Đường mổ dọc thường chỉ được thực hiện trong các trường hợp khẩn cấp mà thôi.
10. Vết mổ sau 2 năm sinh con
Vết mổ sau 2 năm sinh con
Giờ thì hầu như mẹ không còn nhận thấy vết thương sau sinh mổ của mẹ nữa. Bức ảnh này được chia sẻ từ một mẹ đã trải qua lần sinh con cách đây 2 năm 8 tháng và 6 ngày. Với y học hiện đại ngày nay, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm là vết sẹo của sinh mổ được thực hiện rất thẩm mỹ và hầu như không thể nhận ra dù mẹ có mặc những bộ bikini ngắn đến mức nào đi chăng nữa.