Trẻ bị đau bụng sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh lý gì? Những biểu hiện của con trẻ khiến mẹ vô cùng lo lắng. Bài viết sau sẽ giúp mẹ gỉai đáp thắc mắc.
- Tâm sự của những bà mẹ có con trẻ bị đau bụng sau khi ăn
- Nếu trẻ bị đau bụng sau khi ăn thường xuyên, có nhiều khả năng con đã bị đau dạ dày!
- Trẻ bị đau bụng sau khi ăn no do đau dạ dày nếu không được chữa trị sẽ có hậu quả gì?
- Những việc nên làm để phòng ngừa
Xem thêm:
Mách mẹ một số cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng
Xử lý khi trẻ sơ sinh bị đau bụng: Lời khuyên dành cho cha mẹ
Tâm sự của những bà mẹ có con trẻ bị đau bụng sau khi ăn
Chị Hải – mẹ của bé Tuấn Anh (2 tuổi ở đường Chiến Thắng, Hà Đông)
Mỗi khi đến bữa ăn trong ngày là bé Tuấn Anh lại kêu đau bụng. Cũng có những hôm thì bé hay kêu đau bụng sau khi ăn. Thời gian đầu chị tưởng rằng con mình “chiêu trò” để không phải ăn nên tìm mọi cách để răn đe con.
Nhưng tình trạng như thế cứ diễn ra gần cả tháng, cho đến một hôm bé đau đến mức nằm vật xuống sàn nhà, khi nôn ra thức ăn thì sẽ đỡ đau. Lúc này chị và cả nhà mới cuống cuồng đưa con đi khám. Và chị Hải rất bất ngờ khi con được bác sĩ chẩn đoán đau dạ dày.
Hiện tại chỉ cần men tiêu hoá và thuốc làm mềm phân (do bé táo bón, đi ngoài như phân dê) trong 10 ngày. Nếu sau thời gian này vẫn không cải thiện thì có thể sẽ phải nội soi kiểm tra dạ dày.
Trường hợp của chị Lan ở thành phố Vinh, Nghệ An
Chị Lan có một bé gái 7 tuổi nhưng rất hay kêu đau bụng vùng quanh rốn. Bé không đau thường xuyên, có lúc đau bụng sau khi ăn, có lúc không cứ như người giả vờ bị bệnh.
Lúc đầu chị Lan mua thuốc tẩy giun và men tiêu hoá cho con uống cả tuần nhưng tình trạng bé hay kêu đau bụng sau khi ăn cũng không đỡ. Và bé gái mới 7 tuổi đã phải trải qua việc nội soi dạ dày để bác sĩ xác định tình trạng viêm dạ dày.
Nếu trẻ bị đau bụng sau khi ăn thường xuyên, có nhiều khả năng con đã bị đau dạ dày!
Trẻ thường xuyên đau bụng là bệnh gì? Có thể đọc đến đây nhiều phụ huynh rất bối rối vì thường đau hay viêm dạ dày chỉ thường gặp ở người lớn. Nhưng thực tế cho thấy, thực trang5 trẻ nhỏ bị đau, thậm chí dẫn đến cả viêm dạ dày ngày càng tăng cao.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, đau dạ dày trẻ em không phải ít gặp mà là phổ biến và đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em. Tuy nhiên nhiều người vẫn quan niệm rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày.
Cùng quan điểm này, bác sĩ Nguyễn Quang Duật, khoa Tiêu hoá Viện 103, cho biết, mọi đối tượng từ em bé đến người trưởng thành đều có thể bị viêm dạ dày. Dù chế độ ăn của trẻ ổn định, nhưng những yếu tố về tâm lý như bị ép ăn, bị mắng mỏ… gây ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày.
Nguyên nhân khiến trẻ dau dạ dày
Theo bác sĩ Dũng, theo kinh nghiệm thăm khám, phần lớn bé hay kêu đau bụng sau khi ăn hay trước bữa ăn là do bị căng thẳng tâm lý. Nguyên nhân có thể là do bị người lớn làm áp lực về việc:
- Ăn nhiều để mau lớn bằng bạn bè
- Học tập phải được điểm 9-10; không để thua kém bạn bè
Ngoài ra, còn vì những lý do sau:
- Bị nhiễm khuẩn HP
- Sử dụng thuốc không đúng chỉ định dẫn đến viêm loét
- Chế độ ăn uống không khoa học (Dạ dày của trẻ em yếu hơn người lớn, niêm mạc dạ dày dễ bị kích ứng)
Những triệu chứng thường thấy
Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em:
- Các cơn đau bụng tái đi tái lại vào cùng một thời điểm trong ngày (như trẻ bị đau bụng sau khi ăn no)
- Nếu do vi khuẩn HP thì có thể bị tiêu chảy mãi không dừng
- Biếng ăn, tiêu chảy…khiến cơ thể trẻ thiếu chất, thiếu nước, mệt mỏi, biểu hiện ra ngoài là mặt xanh xao
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn no do đau dạ dày nếu không được chữa trị sẽ có hậu quả gì?
Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ em? Nhiều phụ huynh do thói quen nghĩ rằng con hay bày trò để nên hay phớt lờ và không để ý khi bé hay kêu đau bụng sau khi ăn. Mặc dù biểu hiện bệnh ở trẻ em không rõ ràng và khó nhận biết, nhưng ba mẹ đừng quá chủ quan nhé.
Bệnh đau dạ dày ở trẻ khi phát hiện sớm điều trị nội khoa sẽ ổn định trong thời gian một vài tháng. Do đó, phụ huynh không nên quá lo lắng và phải kiên nhẫn cùng con. Nếu để càng lâu, đau dạ dày càng nặng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Đã có trường hợp trẻ phải đi cấp cứu vì xuất huyết dạ dày, khi đó sẽ rất nguy hiểm.
Những việc nên làm để phòng ngừa
- Chú ý trong cách cho con ăn, cách dạy con học. Phải tạo được niềm vui thú cho con, không gây áp lực
- Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ và hướng dẫn con nhai kỹ trước khi nuốt
- Ăn đúng giờ, không chơi đùa hay phim phim khi ăn
- Chế độ dinh dưỡng cân bằng và ăn chín uống sôi
- Tập thói quen cho con phải rửa tay trước khi dùng bữa
Xem thêm:
Bí kíp MASSAGE giúp trị đau bụng co thắt và táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng vì nguyên nhân gì? Làm sao để giúp con hết khó chịu?
Nhìn con đau cho dù ở bất cứ nơi nào trên cơ thể đều khiến mẹ hốt hoảng và lo lắng. Nhưng mẹ đừng lo nhé, hãy đưa con đến thăm khám và được sự tư vấn, thăm khám và chỉ định việc điều trị cho bé.
Gợi ý cho mẹ một số thực phẩm phù hợp cho trẻ bị đau dạ dày. Thực phẩm cho trẻ đau dạ dày không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn cần phải đảm bảo an toàn cho dạ dày của bé. Không gây kích thích mà có khả năng trung hòa axit dạ dày, đồng thời hỗ trợ làm lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Như: Thịt nạc, thịt ức gà, thịt bò và cá có khả năng tái tạo tế bào mới và phục hồi những tổn thương ở dạ dày của trẻ; Khoai tây, khoai lang giúp bảo vệ niêm mạc, trung hòa axit dạ dày; 3 – 4 quả trứng chín mỗi tuần hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giúp dễ tiêu; Ngoài ra, các loại bông cải xanh, cải xoong, rau bina, các loại hoa quả không chua,…Hy vọng những thông tin trên có thể giúp mẹ có thêm thông tin cho quá trình nuôi dạy con nhỏ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!