X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Xử lý khi trẻ sơ sinh bị đau bụng: Lời khuyên dành cho cha mẹ

Mất 6 phút để đọc
Xử lý khi trẻ sơ sinh bị đau bụng: Lời khuyên dành cho cha mẹXử lý khi trẻ sơ sinh bị đau bụng: Lời khuyên dành cho cha mẹ

Đôi khi, trẻ sơ sinh bị đau bụng do nhạy cảm với thức ăn trong chế độ ăn của người mẹ. Chứng bệnh này ít thấy do nhạy cảm với protein trong sữa bột. Trẻ sơ sinh bị đau bụng có thể cảnh báo vấn đề gì đó, chẳng hạn như sa ruột hoặc một số bệnh khác.

Xử lý khi trẻ sơ sinh bị đau bụng thế nào là đúng cách và an toàn nhất? Hàng ngày, em bé của bạn có thường xuyên hờn khóc không thể dỗ nín được? Có thể bé đã bị đau bụng. Vậy làm cách nào cha mẹ nhận biết được trẻ sơ sinh bị đau bụng? Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Nguyên nhân bé sơ sinh bị đau bụng?
  • Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị đau bụng

trẻ sơ sinh bị đau bụng

Trẻ sơ sinh bị đau bụng xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là từ 6 giờ chiều và nửa đêm — thời gian bạn đã mệt mỏi sau cả một ngày dài làm việc.

Bé quấy khóc làm bạn vô cùng stress, đặc biệt là nếu bé khó tính hoặc bạn đang cần làm việc. Nhưng may mắn là điều này không kéo dài. Bé hờn lâu nhất chỉ khoảng ba giờ một ngày sau khi được 6 tuần tuổi.

Sau đó giảm xuống một hoặc hai giờ một ngày khi bé được 3 đến 4 tháng. Miễn là sau đó bé nín khóc và chơi ngoan thời gian còn lại trong ngày, không có lý do gì đáng lo ngại cả.

Nếu bé không nín khóc mà còn hờn khóc nhiều hơn suốt cả ngày hoặc đêm, có thể bé bị đau bụng. Khoảng 25% trẻ sơ sinh bị đau bụng, thường vào giữa tuần thứ 2 và thứ 4.

Bé khóc rất to, thường la hét, ưỡn người hoặc giơ hai chân lên, và bé xì hơi. Dạ dày của bé có thể căng phồng chứa đầy hơi. Bé khóc suốt ngày đêm, thường vào chiều muộn hoặc tối. Vậy trẻ sơ sinh bị đau bụng về đêm là vì sao?

Mẹ đã biết chưa?

5 cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh cực hiệu quả

Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ sơ sinh?

Bác sĩ cũng chưa đưa ra lời giải thích tại sao điều này xảy ra. Thông thường, đau bụng có nghĩa đơn giản là đứa trẻ nhạy cảm với sự kích thích hoặc không thể "tự điều khiển" hoặc điều hòa hệ thần kinh của mình (Còn được gọi là hệ thần kinh chưa trưởng thành).

Khi bé lớn lên, khả năng tự điều khiển này sẽ được cải thiện. Tình trạng này sẽ dừng lại khi bé được 3 đến 4 tháng, nhưng cũng có thể kéo dài đến 6 tháng tuổi.

Đôi khi, trẻ sơ sinh bị đau bụng do nhạy cảm với thức ăn trong chế độ ăn của người mẹ. Chứng bệnh này ít thấy do nhạy cảm với protein trong sữa bột. Trẻ sơ sinh bị đau bụng có thể cảnh báo vấn đề gì đó, chẳng hạn như sa ruột hoặc một số bệnh khác.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị đau bụng

Mặc dù bạn chỉ đơn giản là đợi nó qua đi, bạn cũng nên thử làm một số cách sau:

Đầu tiên, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa

Để đảm bảo rằng khóc không liên quan đến bệnh lý nào khác. Sau đó, hỏi bác sĩ về các điều sau đây.

Bạn đang cho con bú

Cố gắng loại bỏ các sản phẩm sữa, cà phê, hành tây, bắp cải và bất kỳ thực phẩm nào có khả năng gây khó chịu khác từ chế độ ăn của bạn.

xu-ly-khi-tre-bi-dau-bung

Bé uống sữa công thức

Hãy trao đổi với bác sĩ về công thức thủy phân protein. Nếu chứng đau bụng là do bé nhạy cảm thực phẩm, cơn đau bụng sẽ giảm sau vài ngày.

Biểu hiện trẻ bị dị ứng sữa công thức

  • Trẻ gặp vấn đề về hô hấp: Khò khè, khó thở, ho khàn tiếng, có đờm.
  • Đau bụng đi ngoài phân lỏng: Tần suất xảy ra thường xuyên (khoảng 2 đến 4 lần một ngày trong vòng hơn một tuần) có thể lẫn máu trong tã.
  • Nổi mề đay: Bé bị nổi mẩn đỏ hoặc phát ban trên da như chàm (eczema), mày đay, ngứa hoặc sưng quanh vùng mặt.
  • Buồn nôn, nôn ra sữa: Trẻ nôn trớ ngoài giờ ăn có thể là biểu hiện của bệnh dị ứng.

Đừng ép bé bú quá mức

Điều này có thể khiến bé không thoải mái. Bạn hãy chờ ít nhất hai đến hai tiếng rưỡi rồi mới cho bé ăn lần tiếp theo.

Đẩy bé nhẹ nhàng trên nôi

Cách chữa đau bụng cho trẻ sơ sinh là đẩy con nhẹ nhàng trên nôi, sẽ giúp xoa dịu cơn đau. Chuyển động và tiếp xúc cơ thể sẽ trấn an bé, ngay cả khi cơn đau bụng vẫn còn dai dẳng.

Mẹ đã biết chưa?

Bí kíp MASSAGE giúp trị đau bụng co thắt và táo bón ở trẻ sơ sinh

Đung đưa bé

Hút bụi phòng bên cạnh, hoặc đặt bé ở nơi có thể nghe thấy tiếng máy sấy quần áo, tiếng quạt hoặc tiếng ồn trắng (white-noise). Chuyển động nhẹ nhàng và âm thanh êm dịu có thể giúp bé ngủ. Tuy nhiên, hãy chắc chắn không bao giờ đặt con bạn lên trên máy giặt / máy sấy.

Cho bé ngậm ti giả

Trong khi một số trẻ sơ sinh bú mẹ trực tiếp sẽ chủ động từ chối, ti giả sẽ cung cấp cứu trợ ngay lập tức cho bé khác.

Đặt em bé nằm sấp trên đầu gối của bạn và xoa lưng nhẹ nhàng

Áp lực lên bụng của bé sẽ được xoa dịu.

Quấn ủ bé

Trong một tấm chăn lớn, mỏng để bé cảm thấy an toàn và ấm áp.

trẻ sơ sinh bị đau bụng

Bản thân bạn nếu cảm thấy căng thẳng và lo lắng, hãy nhờ ai đó trong gia đình hoặc một người bạn chăm sóc em bé và đi ra khỏi nhà. Sau một hoặc hai giờ, bạn sẽ giữ được thái độ tích cực.

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Cho dù bạn thiếu kiên nhẫn hay tức giận như thế nào, đừng bao giờ lắc mạnh bé. Rung lắc trẻ sơ sinh có thể gây mù lòa, tổn thương não, hoặc thậm chí tử vong. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang chán nản hoặc gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc. Vì bác sĩ sẽ có cách giúp đỡ bạn.

Theo Healthychildren.org

Xem thêm

  • GIẤC NGỦ CỦA TRẺ SƠ SINH: Chỉ cần tránh 5 điều này, cha mẹ sẽ giúp con ngủ ngon
  • Bố mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm ngủ riêng hay không?
  • Bố mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ngocanh

  • Home
  • /
  • Em bé 0 - 1 tuổi
  • /
  • Xử lý khi trẻ sơ sinh bị đau bụng: Lời khuyên dành cho cha mẹ
Chia sẻ:
  • Giải mã chính xác các vấn đề sức khỏe dựa vào 7 vị trí đau bụng khác nhau

    Giải mã chính xác các vấn đề sức khỏe dựa vào 7 vị trí đau bụng khác nhau

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau mắt và hướng điều trị an toàn cho bé

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau mắt và hướng điều trị an toàn cho bé

app info
get app banner
Author Image

ngocanh

Ngọc Ánh là một trong những cây viết kỳ cựu của cộng đồng bố mẹ châu Á theAsianparent Việt Nam. Chị đã có là mẹ của hai cô con gái xinh xắn đáng yêu, đồng thời là một nhà giáo mẫu mực. Những thông tin chị chia sẻ trong các bài viết của mình đều dễ hiểu và chi tiết nhất để người đọc có thể tiếp nhận dễ dàng. Chị có thế mạnh về mảng kiến thức cho mẹ mang thai và quá trình chăm sóc, nuôi dạy con cái. Chính kinh nghiệm bản thân cùng với thái độ ham học hỏi và không ngừng trau dồi của mình đã giúp những bài viết của chị Ánh luôn được đón nhận tích cực.
  • Giải mã chính xác các vấn đề sức khỏe dựa vào 7 vị trí đau bụng khác nhau

    Giải mã chính xác các vấn đề sức khỏe dựa vào 7 vị trí đau bụng khác nhau

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau mắt và hướng điều trị an toàn cho bé

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau mắt và hướng điều trị an toàn cho bé

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2022. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục chăm sóc trẻ nhỏ và sức khỏe dành cho bạn